Cảm nhận của anh chị về bài viết: Nguyễn Đình Chiểu Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về bài viết: Nguyễn Đình Chiểu Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Cảm nhận của anh chị về bài viết: Nguyễn Đình Chiểu Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Bài làm: 

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng mà còn là một nhà văn hóa lớn. Ông đã tham gia rất nhiều hoạt động trên cả nước với nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến văn hóa, nghệ thuật nhằm thay mặt nhà nước, chính phủ chỉ đạo các hoạt động này theo tư tưởng độc lập dân tộc mà Đảng và Bác Hồ Chí Minh luôn luôn mong muốn thực hiện.

Bài Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc được ông viết vào năm 1963, nhân dịp kỷ niệm ngày mất của nhà văn. Đây là một bài viết chứa đựng rất nhiều những nội dung sâu sắc, mới mẻ và mang trong mình một vẻ đẹp độc đáo về cách nêu vấn đề với giọng văn hùng hồn, giàu màu sắc biểu cảm.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, hiệp định Giơnevơ đã được ký kết nhưng nước Mỹ lại quay lưng và phản bội nội dung hiệp định. Từ năm 1955 đến năm 1959, chính quyền của Ngô Đình Diệm đã được đế quốc Mỹ bảo trợ và thực hiện hàng loạt các hành động thảm sát, giết chóc đối với đồng bào, chiến sĩ ta. Chúng lê máy chém đi khắp miền Nam Việt Nam. Đây là giai đoạn mang đi đâu thương, đen tối của cách mạng nước nhà. Từ những năm 60, đế quốc Mỹ ủa ạ đưa quân vào miền Nam Việt Nam. Tình hình đó, hàng loạt các phong chào đấu tranh đã nổi dậy và đến năm 1965, đế quốc Mỹ lại leo thang, bắn phá miền Bắc.

Nhân ngày giỗ của Nguyễn Đình Chiểu, thắp nén hương tưởng nhớ người còn kiên cường của đất nước đồng thời nhắc lại tư tưởng của người với những áng văn bất hủ muôn đời, bài viết của thủ tướng Phạm Văn Đồng không chỉ có giá trị văn chương to lớn mà còn có cả giá trị thời sự, thời đại vô cùng sâu sắc.

Bài viết có ba phần bố cục vô cùng rõ ràng với phần mở đầu nêu luận điểm: “ Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.” Phần thân bài bao gồm ba luận điểm chính là những nét đặc sắc về cuộc đời của ông, tóm tắt về sự nghiệp thơ văn yêu nước và giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên một tác phẩm lớn trong sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Chiểu. Và phần cuối cùng là kết luận, đánh giá chung về giá trị đời sống cũng như là sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Chiểu.

Đây là một bố cục vô cùng hợp lý, chặt chẽ và thể hiện tính rõ ràng, mạch lạc trong tư duy của người viết và đặc trưng rất nổi bật của văn nghị luận. Sau khi đã bàn về luận điểm: “Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.” Phạm Văn đồng đã triển khai thao tác giải thích. Theo ông, có hai lý do làm cho Ngôi sao này chưa sáng tỏ hơn trong bầu trời văn học, văn nghệ dân tộc. Thứ nhất chúng ta chỉ biết rằng Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và lại hiểu Lục Vân Tiên khá thiên lệch về nội dung và về văn. Thứ hai là chúng ta còn biết rất ít đến những tác phẩm thơ văn yêu nước khác của ông. Giải thích lý do cho việc hiểu một luận điểm đồng thời đặt cơ sở cho việc triển khai những nội dung của bài viết như vậy là vô cùng đúng đắn và chặt chẽ. Hai lý do này khiến cho nhà thơ của chúng ta chưa thực sự tỏa sáng với đúng những gì mà ông có. Hơn nữa, những yếu tố đó lại thuộc về yếu tố khách quan, tức là thuộc về chúng ta, những người tiếp cận. Vì thế, ta cần phải chăm chú, phải quan sát để có thể nhìn và cảm nhận được ánh sáng rực rỡ từ Ngôi sao ấy.

Trước hết, vẻ đẹp và ánh sáng của sao Nguyễn đình Chiểu là vẻ đẹp vô cùng đáng trân trọng, kính phục của một con người anh minh. Tác giả đã điểm lại những nét lớn trong cuộc đời của nhà thơ, nhà văn bằng những sự kiện tiêu biểu để chứng minh rằng bạn thân ông là một tấm gương anh dũng. Nguyễn đình Chiểu là một chiến sĩ, ông dùng chính ngòi bút của mình làm vũ khí chiến đấu, tiêu diệt giặc và thể hiện tinh thần yêu nước.

XEM THÊM >>>> Quan niệm nhân sinh qua bài bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

XEM THÊM >>>> Cảm nhận về bài Chiều tối của Hồ Chí Minh lớp 11

Từ đó, tác giả đã đi đến kết luận: “ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phòng trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân năm bộ từ 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời.”

Lời kết luận trên đây cũng đồng thời là một lời chuyển tiếp vô cùng khéo léo để tác giả có thể bàn về thứ ánh sáng thơ văn yêu nước, chống Pháp của Nguyễn đình Chiểu đặc biệt là qua tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Phạm Văn đồng đã đánh giá cao ý nghĩa của tác phẩm này. Để làm nổi bật ý nghĩa và giá trị to lớn đó, tác giả đã so sánh với Đại cáo bình ngô của Nguyễn Trãi. “Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài cáo của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng rạng rỡ nước nhà. Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thích thế nhưng vẫn hiên ngang: sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc… muôn kiếp nguyện được trả thù kia…” cách đánh giá như vậy của người viết vô cùng thông minh để làm nổi bật ý nghĩa và giá trị của bài văn tế đồng thời giúp cho chúng ta có thể nhìn ra một cách rõ ràng hơn ánh sáng của một bức khốc văn với những giọt nước mắt nóng bỏng mang đậm chất sử thi và tinh thần bi tráng.

Nhắc đến Nguyễn đình Chiểu, ta không thể quên Lục Vân Tiên. Như ở phần mở đầu tác giả đã nói, chúng ta chỉ biết đến tác phẩm này và hiểu nó quá thiên lệch so với nội dung. Chính vì thế, ta không thấy được hết những ánh sáng những vẻ đẹp của thơ văn Đồ Chiểu.

Về nội dung, tác giả khẳng định rằng Lục Vân Tiên là một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa với những đạo đức quý trọng ở đời, ca ngợi con người trung nghĩa. Về nghệ thuật, Cố thủ tướng nói rằng chúng ta phải để ý rằng đây là một câu chuyện kể, chuyện nói. Tác giả đã cố ý viết theo một lối văn nôm na dễ hiểu, dễ nhớ để có thể truyền bá được rộng rãi hơn trong dân gian. Và đồng thời, ông cũng khẳng định rõ rằng sở dĩ chúng ta không thấy hay lắm là vì chúng ta chưa biết cách thưởng thức.

Viết về Nguyễn Đình Chiểu mà chọn hai điểm nhấn là Lục Vân Tiên Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc quả là vô cùng tiêu biểu. Đây là hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Nhưng ở ngay cả những tác phẩm nổi tiếng ấy thì không phải ai cũng có thể dễ dàng nhận ra vẻ đẹp và ánh sáng của nó.

Bài viết của Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng Không chỉ mới mẻ, sâu sắc về nội dung tư tưởng mà còn có một cách diễn đạt chuẩn mực của một áng văn nghị luận hiện đại. Điều đó được thể hiện ở lối tư duy logic chắc trẻ và rất khoa học. Người viết không chỉ tỏ ra hiểu biết một cách toàn diện và sâu sắc mà còn triển khai chúng thành một hệ thống những luận điểm lớn nhỏ chính xác, khoa học và dào sức thuyết phục. Giá trị của áng văn chính luận Nguyễn Đình Chiểu Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc chính là ở nội dung tư tưởng sâu sắc, mới mẻ và đầy tính thời sự trong hoàn cảnh đất nước lúc này. Để rồi, tên tuổi của Phạm Văn Đồng và Nguyễn Đình Chiểu vẫn sẽ luôn và mãi như những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học, văn nghệ Việt Nam.

Tài về máy>>>

Download “Nguyễn Đình Chiểu Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng”

NApD5 – Downloaded 483 times –

XEM THÊM >>>> PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VIỆT TRONG TÁC PHẨM “NHỮNG ĐƯA CON TRONG GIA ĐÌNH”

XEM THÊM >>>> Phân tích bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

XEM THÊM >>>> Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi