Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trong bài Đất Nước

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm:

“Trong anh và em hôm nay

…Làm nên đất nước muôn đời”

Bài làm:

Nguyên Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và suy tư sâu lắng, giàu chất trữ tình và chất chính luận. Đoạn trích “Đất nước” là một minh chứng rõ nét nhất cho đặc điểm thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Trong đó, đoạn thơ: “Trong anh và em hôm nay…Làm nên đất nước muôn đời” để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Đoạn thơ trên thể hiện những suy tư của nhà thơ với những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc của thi sĩ về hình tượng đất nước.Tác giả tạo ra một hình thức đối thoại trữ tình, tạo ra một hình tượng em để trò chuyện tâm tình.

“Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần đất nước”

Đất nước hiện hữu trên những sự vật xung quanh chúng ta mà còn hiện hữu cả trong “anh” và “em”. Đất nước là một phần máu thịt, một phần tâm hồn của mỗi con người. Mỗi một phần trên cơ thể con người đều vô cùng quý giá do đó mà đất nước gần gũi và tạo ra nhiều giá trị lớn lao mà mỗi chúng ta cần phải nâng niu.

“Khi hai đứa cầm tay

Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”

Ngay cả trong cái cầm tay của “anh” và “em” cũng có bóng hình của quê hương, đất nước. Trong tình yêu đôi lứa cũng có sự xuất hiện của tình yêu đất nước. Cái nắm tay kết nối trái tim cũng là sự hiện hữu của đất nước, kết nối chúng ta với đất nước. Và chỉ thấy ở Nguyễn Khoa Điềm mới hình dung ra được trong tình yêu đôi lứa có tình yêu của đất nước.

“Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn to lớn”

Chỉ “anh” và “em” thôi cũng làm nên đất nước nhưng để đất nước trở nên lớn lao hơn thì chúng ta phải chung tay góp sức, hòa mình với cuộc đời. Phải gắn bó, yêu thương đồng bảo để chung tay tạo nên sức mạnh đoàn kết. Một lần nữa, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhấn mạnh và gợi nhắc tất cả mọi người cần có tinh thần đoàn kết trong thời buổi đất nước đang lâm nguy.

XEM THÊM >>> Phân tích tư tưởng “đất nước của nhân dân” trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

Vì Tổ quốc này là máu thịt của mình do đó mỗi người trong chúng ta cần phải có trách nhiệm với giang sơn, đất nước. Không chỉ thế hệ này, mà những thế hệ sau cần noi gương và tiếp bước xây dựng đất nước phát triển.

“Mai này con ta lớn lên

…Đến những tháng ngày mơ mộng”

Những câu thơ chứa đựng sự hân hoan, một niềm tin mãnh liệt và lạc quan về tương lai, vận mệnh của đất nước. Những lời thơ được cảm nhận bằng sự lãng mạn và bay bổng của nhà thơ.  Nhà thơ cũng nhấn mạnh, mỗi công dân trên đất nước này cần phải:

“ Phải biết gắn bó và san sẻ…

Làm nên đất nước muôn đời”

Không chỉ thương yêu, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau mà những con người ấy cần phải biết san sẻ vớ nhau, biết chia sẻ với đất nước. Khi Tổ quốc cần phải luôn sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Cách nói đầy tinh tế của Nguyễn Khoa Điềm còn rút ra những lừi khuyên hữu ích về thái độ sống cho tất cả mọi người. Không khô khan như những lời răn dạy khô cứng về đạo đức sống, cũng không ép buộc ai mà những lời thơ đi sâu vào lòng người đọc bởi sự chân thành trong từng câu nói, từng ý thơ của nhà thơ. Chính việc lấy lòng mình ra để cảm lòng người khiến nhịp thơ lay động và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Đoạn thơ trên vừa nồng nàn, cảm xúc mà vừa sâu lắng, suy tư. Đặc biệt đây là một trong những đoạn thơ thể hiện rõ nhất nét riêng trong phong cách viết thơ của Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ cũng là mạch nguồn cảm xúc của nhà thơ bằng việc sử dụng thể thơ tự do , cùng với ngôn từ rất mộc mạc, giản dị nhưng lại giàu chất triết lý. Có lẽ vì thế mà đoạn trích “Đất nước” gây nhiều xúc cảm trong lòng người đọc. Để rồi, hình tượng đất nước luôn đi cùng với thời gian.

Tải về máy>>>

Download “Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm”

FNDqr – Downloaded 1210 times –

XEM THÊM >>> Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

XEM THÊM >>> Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi