Làm rõ về tình yêu qua hai khổ thơ đầu bài thơ “sóng” của Xuân Quỳnh

Đề bài: Trong hai khổ thơ đầu bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình đã mượn sóng để tự nhận thức về tình yêu rồi đến hai khổ thơ cuối, tình yêu đó đã tan vào sóng để dâng hiến và trở nên bất tử. Em hãy làm rõ điều đó.

Làm rõ về tình yêu qua hai khổ thơ đầu bài thơ "sóng" của Xuân Quỳnh
Làm rõ về tình yêu qua hai khổ thơ đầu bài thơ “sóng” của Xuân Quỳnh

Trong dàn đồng ca chung của thơ ca thời kì lửa cháy. Xuân Quỳnh viết về hào khí của một dân tộc:

“ Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ

Mà long phơi phới dậy tương lai.“

Thời kì nay, Xuân Quỳnh viết rất sung sức và đều tay. Bà cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị. Nhắc đến thơ Xuân Quỳnh ta không thể không nhắc đến những tập thơ như : “Hoa cỏ may”, “ Sân ga chiều em đi”, “Hoa dọc chiến hào”, “Gió lào cát trắng”. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta dễ nhận thấy điểm mạnh trong thơ bà  là giọng thơ đầy lo âu, phấp phỏng trước hạnh phúc đời thường.

Xem thêm>>> Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

“Sóng” là bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ trên. Bài thơ được viết năm 1967 khi Xuân Quỳnh  đi thực tế ở biển Diêm Biền: sóng biển vô tận, vô hồi đã khuấy động tâm hồn bà. Bài thơ được xem là linh hồn của tập thơ “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968. “Sóng” là nỗi lòng của người con gái trước biển lớn tình yêu.

Nhân vật trữ tình “em” là cô gái trong bài, mượn sóng nước để nói về  “sóng lòng” khi yêu. Đặc biệt hơn, như một sự đổi vai, song có khi hóa thân vào nhân vật trữ tình để nói về tình yêu và khát vọng:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể. ”

Khổ thơ đầu bài thơ là trạng thái khác thường khi yêu. Khi con người yêu, đặc biệt là người con gái thường mang cảm xúc khó lường và thất thường. Người đọc bị ấn tượng với những tính từ đối lập từ ngay hai câu thơ đầu tiên. Ở đây nhà thơ đã mượn quy luật của sóng để nói quy luật tình cảm của con người.

Sóng có lúc “dữ dội”, “ồn ào”, cũng có lúc “dịu êm” và “lặng lẽ”. Cũng như tình yêu vậy, không mối tình nào là nhẹ trôi, là dịu dàng cả. Chính những cuộc tình có thăng trầm, lúc say đắm khi ghen tuông thì mới có “hai trái tim vàng”. Thay vì viết là “hoặc” tác giả đã viết là “và” để diễn đó là những trạng thái nối tiếp tưởng chừng như liên tiếp. Có thể thấy câu thơ vừa mang những nét đối lập mà lại thống nhất.

Xem thêm>>> Cảm nhận về đất nước qua đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Để qua đó thể hiện sự sôi nổi, mãnh liệt xen lẫn e ấp dịu dàng của tình yêu. “Sông không hiểu nổi mình” hay có lẽ ở đây, chính “em” cũng không hiểu nổi mình. Với sóng lòng chan chứa, dạt dào và rung động như sông, nhân vật trữ tình khao khát hiểu chính bản thân mình. Hình ảnh con “sóng tìm ra tận bể” thể hiện nhu cầu tự thân muốn lý giải tình cảm lớn lao, mới lạ. Qua cụm từ “ tìm ra tận” có thể thấy được sự khát khao mãnh liệt không nguôi.

Khổ thơ tiếp theo nổi bật lên cả là niềm khát vọng về một tình yêu vĩnh hằng:

“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Đây là một nhu cầu hết sức bình dị và có lẽ cũng dễ hiểu đối với tâm hồn của một cô gái đang yêu. Chỉ một tiếng “Ôi” cất lên mà sao lời gọi nghe thật thân thương và gần gũi. Khát vọng về tình yêu đôi lứa tuyệt đẹp được truyền từ “ngày xưa” đến “ngày sau”, từ quá khứ đến tương lai như những con sóng bất tử. Vì tình yêu là một điều thiêng liêng và cao đẹp nên con người chúng ta, ai cũng luôn hằng mong ước có được một tình yêu vĩnh cửu.

Xem thêm>>> Đề văn 12: Đọc hiểu khái niệm FA và Phân tích cảm hứng lãng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

“Bồi hồi” là một từ rất gợi cảm thể hiện nỗi khát khao luôn thường trực, nồng nhiệt trong “ngực trẻ”. “Ngực trẻ” ở đây chớ hiểu là những thân hình nóng bỏng, khiếm nhã mà ở đây thực chất là những trái tim đang sục sôi, đang cuồng nhiệt của tuổi trẻ.

“Sóng” là bài thơ được Xuân Quỳnh viết khá đều tay. Tất cả như một dòng nội tâm tuôn chảy, bởi nói như Lê Quý Đôn: “Thơ phát khởi từ trong long người ta”. Còn Ngô Thì Nhậm lại khẳng định: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Có lẽ vì vậy, hai khổ thơ cuối đã thể hiện sự dâng hiến và bất tử của người con gái cho tình yêu:

“Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa. ”

Giọng thơ trong khổ thơ như có chút gì đó trầm xuống, mang nhiều trăn trở, suy nghĩ. Người phụ nữ hường suy nghĩ và linh cảm về nhiều điều. Người phụ nữ đang yêu lại còn lo âu và nhạy cảm hơn nữa và cụ thể ở đây là sự trôi chảy của thời gian. Nhân vật trữ tình ở đây ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh khó bền chặt của tình yêu, hạnh phúc. Chính vì vậy “em” luôn khao nắm giữ lấy hạnh phúc trong   hiện tại.

“Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ”

Tại khổ cuối này nữ hi sỹ bày tỏ khát vọng hiến dâng cho tình yêu mãi mãi. Trước hết là ước muốn làm thế nào để được “tan ra” thành trăm con sóng nhỏ. Vì đời người là hữu hạn khiến “em” không thể hòa vào với tình yêu mãi mãi. “Em” muốn hóa sóng nhỏ để nhân lên xúc cảm yêu, để từ đó tan vào trong hạnh phúc của người đang yêu. Muốn cháy hết mình và quên mình trong niềm yêu nỗi nhớ như sự bất tử và trường tồn của các con sóng nhỏ để “ngàn năm còn vỗ ”.

Xem thêm>>> Nghị luận về lối sống sành điệu của giới trẻ trong xã hội hiện nay

“Sóng” của Xuân Quỳnh cứ ở trọ, giăng mắc mãi trong tâm hồn người yêu thơ. Thông qua hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh khẳng định: tình yêu là bất tử trong thế giới trường cửu này.

Thời gian vẫn cứ trôi, bốn mùa luôn luân chuyển. Con người ta sinh ra rồi sẽ mãi đi vào cõi vĩnh hằng. Sẽ chỉ còn lại trên thế giới trường cửu này những gì là cái đẹp. Chẳng thế mà trước khi mất, vua Phổ có cầm tay Mô Da và nói: “Người tượng trưng cho cái đẹp, ta tượng trưng cho sự sắp đặt của xã hội loài người. Biết đâu sau khi ta chết hậu thế sẽ quên ta và nhắc nhở loài người”.

Đến với một bài thơ hay là ta đang đến với thế giới của cái đẹp. Vì vậy người yêu thơ làm sao lại không nhớ, không yêu bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh – một nốt thơ tươi xanh trong dàn đồng ca chung của thơ ca thời kỳ lửa cháy, là những vần thơ của năm tháng không thể nào quên.

Xem thêm>>> Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao