Nêu tư tưởng nhân văn cao đẹp trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Đề bài: Nêu tư tưởng nhân văn cao đẹp trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”

Bài làm:

Lưu Quang Vũ là một trong những nhà soạn kịch hàng đầu của nền sân khấu Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm kịch của ông đề cập đến những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự vừa giàu tính triết lý mà còn giàu chất thơ. Đặc biệt trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” để lại trong lòng người đọc những ý nghĩa nhân văn cao đẹp.

Trước hết đó là sự cảm thông của nhà văn dành cho bi kịch của con người phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Với tấm lòng dành cho con người, với sự trăn trở, suy tư sâu sắc về số phận con người, Lưu Quang Vũ đã không đồng tình với cách kết thúc của truyện cổ tích. Trong truyện cổ, khi mà nhập vào xác anh hàng thịt hồn Trương Ba vẫn sống bình thường, hòa hợp với thể xác. Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ nhận thấy rằng tâm hồn cao khiết của Trươg Ba khó mà hài hòa đối với thân xác anh hàng thịt, thân xác to cộng với những dục vọng tầm thường. Vì vậy mà Trương Ba ô cùng đau khổ, dằn vặt, không thể sống yên ổn. Nhà văn đã thấu hiểu và sẻ chia hoàn cảnh éo le của nhân vật.

Lưu Quang Vũ cùng đề cao, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của Trương Ba trong cuộc đấu tranh với nghịch cảnh. Ông là người giàu lòng tự trọng, không chấp nhận sự tha há của bản thân khi trú ngụ trong xác của anh hàng thịt, không chấp nhận việc sống nhờ, sống gửi, sống giả tạo. Trương Ba cũng là người giàu lòng nhân ái và đức hi sinh, tinh thần vị tha. Ông chấp nhận chịu thiệt thòi, xin được chết hẳn để cho anh hàng thịt và cu Tị được hồi sinh. Đặc biệt, ông còn thể hiện sự dũng cảm, không sợ hãi trước cái chết. Điều này, bất cứ người bình thường nào cũng lo lắng và sợ trước tuổi già. Lưu Quang Vu đã nâng niu và trân trọng những vẻ đẹp về con người, tinh thần và giá trị tỏa sáng ở con người Trương Ba.

Nhà văn họ Lưu cũng thể hiện sự đồng cảm với khát vọng sống chính đáng của con người. Sống không chỉ là tồn tại, sống là phải sống một cuộc sống được là chính mình, có sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, giữa cái bên trong và bên ngoài. Sống không được dựa dẫm, không được sống cuộc sống nhờ, sống gửi, sống giả tạo. Tưởng chừng những điều đơn giản hết sức bình dị ấy lại là nõi khát khao của Trương Ba. Nó tuy giản dị nhưng lại lớn lao vô cùng trong hoàn cảnh của Trương Ba nói riêng và của con người từ bao đời nay nói chung. Thực tế mặc dù những điều bình dị ấy có thể dễ dàng làm được nhưng không phải ai cũng may mắn được sống một cuộc sống là chính mình vì những lí do khác nhau. Và Lưu Quang Vũ nhận thấy rằng đấy đều là những bi kịch của con người.

Thêm nữa, trong đoạn trích, Lưu Quang Vũ cũng thể hiện gián tiếp những hi vọng vươn tới sự hoàn thiện của con người. Đó là sống đẹp, sống tốt và sống có ý nghĩa. Và để làm được điều đó, thì con người phải dung hòa được giữa tâm hồn và thể xác, phải luôn luôn gìn giữ được sữ cao khiết của tâm hồn. Và ngược lại cũng không được bỏ bê thể xác. Mở rộng ra đó là giữa tinh thần và vật chất. Cả hai đều không nên xem nhẹ, nếu trọng một trong hai thì con người ấy đều đáng bị phê phán.

Có thể thấy rằng, vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” có được thiện cảm cũng như sức sống lâu bền với thời đại là nhờ những tài năng của Lưu Quang Vũ thể hiện. Đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật và tư tưởng nhân văn cao đẹp của tác phẩm. Những tư tưởng mà lưu Quang Vũ trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện gần như đề cập đến hạnh phúc của con người trong đời sống xã hội. Chính vì thế mà vở kịch không chỉ có ý nghĩa ngày nay mà còn gây được dấu ấn cả về sau này.

Tải về máy>>>

Download “Nêu tư tưởng nhân văn cao đẹp trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt””

t6Jw3 – Downloaded 467 times –

XEM THÊM >>> Phân tích tác phẩm Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt của Lưu Quang Vũ