Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Xuân Diệu

Đề bài: Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Xuân Diệu. Kể tên 5 tác phẩm của nhà thơ, ghi rõ năm xuất bản (2 tác phẩm trước Cách mạng tháng 8 và 3 tác phẩm sau Cách mạng tháng 8).

Bài làm:

Xuân Diệu họ Ngô, sinh năm 1961, mất năm 1985, quê ở Can lộc, Hà Tĩnh, là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết băn, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật. Ở phương diện nào ông cũng có đóng góp đáng kể, nhưng chủ yếu vẫn là thơ ca.

Sự nghiệp văn học của Xuân Diệu có thể chia làm hai thời kỳ: trước và sau cách mạng tháng 8.

Trước cách mạng, Xuân Diệu là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”(Hoài Thanh). Thơ ông có nhiều cách tân táo bạo bà thành công rực rỡ. Ông tiếp thu nhiêu thơ ca lãng mạn Pháp, thể hiện một cách chân thành say đắm “cái tôi” của mình. Thơ ông đã thực sự thoát khỏi hệ thống ướt lệ có tính phi ngã của “thơ cũ” đem lại cho “Thơ mới” một luồng gió nồng nàn, sôi sục ít có trong thơ ca truyền thống.

Ông là nhà thơ tình yêu số một của Việt Nam và là người đầu tiên đem đến cho văn chương Việt Nam một quan niệm mới về tình yêu. Tình yêu bao giờ cũng đòi hỏi vô biên, khát khao tuyệt đỉnh và vĩnh viễn.

Kinh nghiệm của Đông và Tây, truyền thống và hiện đại, kết tinh ở một tâm hồn nghệ sĩ đã giúp Xuân Diệu khám phá được nhiều biến thái tinh vi của thiên nhiên cũng như nội tâm con người và thể hiện được trong những vần thơ “ít lời nhiều ý, súc tích nhưng đọng lại bao nhiêu tinh hoa” (Thế Lữ).

Nếu thơ ca trung đại lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người (“Làn thu thủy, nét xuân sơn” – Nguyễn Du) thì Xuân Diệu đã làm cuộc cách mạng: con người mới là chuẩn mực của cái đẹp. Quan điểm mỹ học này đã khiến ông sáng tạo ra nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo, sinh động: “Lá liễu dài như một nét mi”…

Ngoài thơ Xuân Diệu còn có nhiều trang văn đầy sức hấp dẫn. Hai tập Phấn thông vàng (1939) Trường ca (1945) giàu chất chữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ yếu, nhưng cũng có những trang nghiên về hiện thực (Tỏa nhị Kiều, Cái hỏa lò…).

Sau cách mạng tháng 8, Xuân Diệu muốn mở rộng hồn thơ để ôm lấy tất cả. Cũng với cặp mắt “xanh non” và “biếc rờn” ấy, ông say sưa viết về Tổ Quốc, về Nhân dân, về Đảng, về Bác Hồ, về hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp, chống Mỹ, về sự nghiệp xây dựng đất nước… với một tinh thần lạc quan tin tưởng. Ông đã trở thành một nhà thơ của nhân dân và thơ ông đã gắn bó với cuộc sống cách mạng.

Trong số chừng 50 tác phẩm mà ông đã để lại, chúng ta có thể kể tên 5 tập thơ tiêu biểu trước và sau Cách mạng tháng 8:

  • Thơ thơ (1938)
  • Gửi hương cho gió (1945)
  • Riêng chung (1960)
  • Hai đợt sóng (1967)
  • Hồn tôi đôi cánh (1976)

Tải về máy>>>

Download “Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Xuân Diệu”

fafeM – Downloaded 538 times –