Phân tích bài thơ “đàn ghita của lorca” của Thanh Thảo

Đề bài: Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca – Thanh Thảo

Bài làm 1:

Thanh Thảo là một trong những thi sĩ thuộc thế hệ thơ trẻ, thời kì chống Mỹ cứu nước. Sau năm 1975, ông vẫn miệt mài trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Thanh Thảo luôn trăn trở để mang đến cho thơ những cách diễn đạt mới mẻ và độc đáo.” Đàn ghi-ta của Lor-ca là một trong những thi phẩm tiêu biểu của ông. Tác phẩm được viết theo lối thơ tượng trưng pha lẫn màu sắc siêu thực.

Gar-xia- Lor-ca là một thiên tài sáng chói trên nền trời nghệ thuật Tây Ban Nha nửa đầu thế kỉ XX. Ông vừa là nhà thơ, vừa là nhạc sĩ và là nhà sạn kịch nổi tiếng. Lor-ca còn là một chiến sĩ nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ, chống chế độ độc tài thân phát xít lúc bấy giờ. Cuộc đời của ông tài hoa nhưng bạc mệnh, Ông đã bị phe phát xít Phrang-cô thủ tiêu khi mới 38 tuổi.

Trở lại với đoạn thơ đầu trong thi phẩm “Đàn ghi-ta của Lor-ca” là niềm ngưỡng mộ và tiếc thương của Thanh Thảo người ngehe sĩ xứ sở bò tót được khắc họa lại rõ nét. Ở những câu thơ đầu, Lor-ca không hiện lên trực tiếp mà hiện lên gián tiếp qua những chi tiết mang đậm màu sắc văn hóa Tây Ban Nha.

“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”

Lor-ca được khắc họa với âm thanh của tiếng đàn ghi-ta. Đây là âm thanh quen thuộc đối với người dân Tây Ban Nha. Đất nước này chính là quê hương của đàn Ghita, do đó, nhạc cụ này còn được gọi là Tây Ban cầm. Tiếng đàn Lor-ca được miêu tả qua phép tương giao giữa thính giác và thị giác, âm thanh tiếng đàn là đối tượng thính giác còn hình ảnh bọt nước là ấn tượng thị giác. “Bọt nước” gợi sự mong manh dễ tan biến vào hư không. Tiếng đàn ấy dường như đã chứa đựng một dự báo về một kiếp người ngắn ngủi, bạc phận của Lor-ca.

Lor-ca hiện lên như một người nghệ sĩ lãng du và cũng giống như một đấu sĩ trong chiếc áo chòng đỏ gắt. Chúng ta đều biets đây là một màu sắc đặc trưng trong những trận chiến đấu bò tót ở Tây Ban Nha.

“li-la li-la li-la”

Cụm từ trên mô phỏng âm thanh tiếng đàn ghi ta gióng như khúc dạo đầu của màn giao hưởng. Nó còn gợi cho người đọc nhớ đến một loài hoa tên đinh hương- một loài hoa tiêu biểu cho vẻ đẹp của xứ sở bò tót. Với những giai điệu này, Lor-ca hiện lên:

“đi lang thang về miền đơn độc”

“Đi lang thang” có nghĩa là đi không có chủ đích, những bước chân phiêu lãng trong vô định. “Miền đơn độc” là cụm từ mang ý nghĩa biểu tượng để nói lên sự cô đơn lẻ loi của Lor-ca. Dù có cất bước về nơi nào thì cũng đều là “miền đơn độc” đối với Lor-ca.  Và trên con đường vô định ấy, chỉ có vầng trawg là người đòng hành, người bạn của Lor-ca:

“với vầng trăng chếnh choáng

Trên yên ngực mỏi mòn”

Vầng trăng được thổi vào một linh hồn qua phép nhân hóa. Nó không còn là một sự vật vô tri nữa mà trở thành một sinh thể. Phải chăng tiếng đàn của Lor-ca có men say, chếnh choáng vầng trăng?  Câu thơ này còn hàm chứa một cách hiểu khác đó là chính Lor-ca đang đăm say, ngây ngất, nên nhìn vầng trăng “chếnh choáng”. Người nghệ sĩ cô đơn rong ruổi trên yên ngựa đã mỏi mệt trong suốt một hành trình vẫn chư có điểm kết thúc.

Trong khổ thơ thứ hai, tác giả khắc họa lại hình ảnh bi phẫn nhất cuộc đời của Lor-ca . Đó là khi ông bị bom phát xít sát hại. Người ngehe sĩ yêu cuộc sống, yêu đất nước và con người tây Ban Nha ấy đang “hát nghêu ngao”, tiếng hát vô tư, hông nhiên thì bị cắt đứt sự sống. Từ ”bỗng diễn tả sự bất ngờ, đột ngột , tai họa ập tới có lẽ chính lor-ca cũng không ngờ tới.

“bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ”

Hình ảnh chiếc áo để lại nhiều trong lòng người đọc những hình ảnh xót xa. Nếu ở trên, àu đỏ là sắc áo đặc trưng thì ở đây, màu đỏ chính là màu của máu. Một cái chết đẫm máu, bi thảm. Trong khoảnh khắc bị đưa đi xử tử, Lor-ca đi như “người mộng du”.

Trong khổ thơ thứ ba, tác giả mượn hình tượng của tiếng đàn để nói về cái chết của Lor-ca. Tiếng đàn không mang ý nghĩa thực mà mang ý nghĩa biểu tượng. Phép tương giao một lần nữa được Thanh thảo sử dụng: tiếng đàn ghi-ta vừa có màu sắc, vừa có hình khối. Trước khi Lor-ca bị sát hại, tiếng đàn thật đẹp và tràn đầy sức sống như nguồn sinh lực của tâm hồn.  Các chi tiết “chiếc ghi-ta nâu”,”tiếng ghi-ta xanh”, “bầu trờ cô gái ấy” tượng trung cho vẻ đẹp cuộc sống,vẻ đẹpt ình yêu mà tiếng đàn Lor-ca thể hiện.

“tiếng ghi-ta ròng ròng

máu chảy”

hai câu thơ trên được viết theo lối vắt dòng khi mà “máu cháy” được đặt riêng thành một câu thơ làm nổi bật tính chất bi thương đau đớn của cái chết Lor-ca. Các câu thơ cứ ngắn dần về số chữ cũng như số phận của lor-ca đang tắt dần.

Bằng những câu thơ độc đáo và sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng, Thanh Thảo đã tạc nên bức chân dung đầy ấn tượng về Lor-ca. Đó là một người ngehe sĩ lãng du, tự do phóng khoáng và mang một số phậ tài hoa bạc mệnh.

Bài làm 2:

Thanh thảo xuất hiện với chùm thơ Dấu chân qua trảng cỏ in trên tạp chí Tác phẩm mới do nhà thơ Chế Lan Viên giới thiệu. Sau đó ông được dư luận chú ý với hàng loạt các tập thơ và trường ca: Những người đi tới biển (1977). Dấu chân quang trảng cỏ (1978), Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988)…

Thơ Thanh Thảo phản ánh tâm trạng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề của xã hội và thời đại. Ông luôn nỗ lực tìm kiếm sự đổi mới trong tư duy và hình thức câu thơ, được coi là một trong số không nhiều các cây bút nỗ lực cách tân và có thành tựu đáng ghi nhận.

Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca in trong tập Khối vuông ru-bích là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách và kiểu tư duy của thơ Thanh Thảo. Đàn ghi ta của Lorca là một trong những sáng tác tiêu biểu cho lối viết giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng và có màu sắc tượng trưng của Thanh Thảo.

Lorca được giới thiệu bằng những nét chấm phá có tính chất tiêu biểu của một nhạc sĩ thiên tài: tiếng đàn bọt nước (trôi nổi, vỡ ra), áp choàng đỏ gắt. Giai điệu âm nhạc: “li-la li-la li-la” vắng trăng chếch choáng, yên ngựa mỏi mòn, chàng lang thang về miền đơn độc.

Các hình ảnh đều có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho đất nước Tây Ban Nha, quê hương của đàn ghi ta, quê hương của môn đấu bò tót. Hình ảnh ấy gợi lên một Tây Ban Nha, nhưng đây là đấu trường giữa con người cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua, đấu trường giữa khát vọng tự do dân chủ của công dân, nghệ sĩ Lorca với nền chính trị độc tài.

Hình tượng Lorca là hình tượng trung tâm của cảm xúc thơ. Tác giả muốn phục hiện cái chết bi tráng, oan nghiệt của Lorca, đồng thời ca ngợi sức mạnh bất tử của người nghệ sĩ qua tiếng đàn ghi ta mà sinh thời Lorca đã ước nguyện: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”.

Trong bài thơ, tác giả dùng nhiều hình ảnh tượngt trưng: áo choàng đỏ gắt, tiếng ghi ta, giọt nước mắt, đường chỉ tay… để diễn tả cuộc đời bi tráng của Lorca.

Nhà thơ kết hợp giữa tự sự và trưc tình, giữa thơ và nhạc, giữa lãng mạn trữ tình và bi tráng, giữa âm thanh và màu sắc, giữa liền mạch và đứt quãng,.. để thể hiện cảm xúc của mình.

Bài thơ là một tác phẩm trữ tình nhưng có cấu trúc tựa như một tác phẩm âm nhạc. Dòng thơ “li-la li-la li-la” là sự kết hợp trực tiếp âm nhạc với thơ. Nhất là khi dòng thơ ấy đặt vào chỗ kết thúc bài thơ, như là một sự ngân vang.

Nghệ thuật tượng trưng được sử dụng với tần số cao. Tác giả sử dụng những hình ảnh tượng trưng của đất nước Tây Ban Nha làm bối cảnh cho hình ảnh Lorca (áo choàng đỏ gắt, đàn ghi ta), những hình ảnh tượng trưng về khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật của Lorca: bầu trời, cô gái, tiếng ghi ta nâu, xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng ròng máu chảy…

Không một lời nào nói đến cái chết, kể cả cái chết của Lorca và cái chết của đàn ghi ta. Âm thanh tiếng đàn “li-la li-la li-la”  ngân nga mãi như là sự bất tử của cuộc đời Lorca.

Qua hình tượng Lorca và tiếng đàn ghi ta, tác giả diễn tả cái chết bi tráng đột ngột của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật, đồng thời bày tỏ nỗi đau xót xa sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lorca.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích bài thơ đàn ghita của lorca”

E6QTA – Downloaded 482 times –