Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận

Huy Cận là một trong những nhà thơ dẫn đầu trong phong trào thơ mới. Những tác phẩm của ông đậm chất hương vị của cuộc sống. Với ngòi bút tài hoa của mình Huy Cận đã để lại cho nền Văn học Việt Nam rất nhiều tác phẩm có giá trị.

Và tiêu biểu nhất đó chính là bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Miêu tả về cuộc sống nhộn nhịp của những người dân lao động trong thời kỳ mới đầy đặc sắc. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận.

Phân tích bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của nhà thơ Huy Cận
Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận

Mở đầu bài thơ là một khung cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên biển cả với hình ảnh tu từ so sánh”mặt trời”. Được ví như một “hòn lửa” đỏ rực đang từ từ lặn xuống biển cả. Và đó chính là thời điểm sắp kết thúc một ngày. Biển cả như một căn phòng có then cửa đã “cài then” “sập cửa” khi màn đêm buôn xuống. Nếu như theo nhịp của một cuộc sống đời thường, có lẽ đây là thời gian kết thúc một ngày. Người ta trở về chốn nghỉ ngơi người ta trở về chốn nghỉ ngơi thì trái lại đây là thời điểm bắt đầu một ngày làm việc mới đối với những ngư dân chài. Những con “thuyền đánh cá” lại bắt đầu “ra khơi”. Trong cái màn đem tối mới chớm đó, những câu hát của những con người yêu công việc. Yêu cuộc sống biển cả lại vang lên trong cơn gió căng buồm ra khơi.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

Khổ thơ đầu thực sự tác giả Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh khởi đầu cho một cuộc sống. Của một ngày mới của những người dân chài biển cả thực sự sinh động. Những câu thơ bộc tả niềm hân hoan, hứng khởi với công việc của ngày mới. Tiếng hát, gió biển, cánh buồm dường như cũng đang hòa quyện cùng với những con người trong một hành trình ngày mới.

“Hát rằng cá bạc biển đông lặng
Cá thu biển đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”

Những câu hát ngân vang, làm giảm bớt những khó khăn vất vả. Những câu hát thể hiện mong ước, khát khao ngày mới thu hoạch được nhiều cá. Những câu hát như muốn mẹ biển Đông ban tặng nguồn sống dồi dào quý giá. Những câu hát mong cho trời yên biển lặng. Với những đàn cá xô vào mắc lưới như những luồn sáng đêm ngày.

Nhà thơ Huy Cận như đang sống cùng những người dân chài, hòa chung nhịp đập với họ quyện vào thiên nhiên biển cả. Những biện pháp tu từ nhân hóa cũng đã được thể hiện trong câu thơ, làm tăng thêm tính biểu cảm của cuộc sống.

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”

Con thuyền thì rất nhỏ bé khi lênh đênh trên cái đại dương mênh mông. Nhưng trong câu thơ thì nó được vẽ nên rất hoành tráng, như một sự kỳ vĩ lớn lao. Những con thuyền đang chở những người ngư dân đang lướt trên biển cả. Bay trong không gian trong “mây trời” cùng với ánh trăng. Một hình ảnh đoàn thuyền đánh cá lướt đi trên biển thật hào hùng, đầy khí thế.

Và cứ lướt đi đến một chân trời xa tít đậu lại ở đó vì đã tìm được vị trí đánh cá được ví như đang “dò bụng biển”. Khám phá đàn cá của đại dương rồi bung lưới vây giăng như dàn “thế trận”. Một bức tranh thật đẹp của đoàn thuyền đánh cá đã được vẽ nên dưới ngòi bút của nhà thơ.

“Cá nhụ, cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”

Hai câu thơ ngắn ngủi nhưng tác giả đã gợi mở và giới thiệu được bốn loài cá khác nhau. Những loài cá như “cá nhụ”, “cá chim”, “cá đé”, “cá song”. Chúng đang vùng vẫy cái “đuôi” trong cái không gian rộng lớn của biển cả dưới ánh trăng soi bóng mình trên biển cả, tất cả làm nên một bức tranh vô cùng huyền ảo như những chiếc đuôi “quẫy trăng vàng chóe”. Đuôi cá quẫy mặt biển khiến cho ánh trăng tương phản xuống mặt biển trở nên sinh động hơn. Trong khung cảnh ấy màn đêm, những ngôi sao giống như con người, giống như đang thở. Những vì sao giống như đang lùa trên mặt biển chứ không phải đang nằm trên bầu trời. Khi sao dần mờ đi nghĩa là trời sắp sáng. Bóng đêm cũng dần tàn và khi đó nhịp điệu công việc cũng trở nên khẩn trương hơn:

“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”

Khi trời gần sáng thì những người ngư dân bắt đầu khẩn trương thu lưới đã giăng. Quá trình lao động miệt mài, hăng say đã được đáp trả bằng thành quả đó chính là “chùm cá nặng”. Dáng vóc của những người ngư dân hiện lên khi kéo lưới thật khỏe khoắn. Một khung cảnh có sự hài hòa giữa con người, thiên nhiên cùng với vẩy cá bạc khiến cho cảnh rạng đông thêm lấp lánh, rực rỡ. Cho đến khổ thơ cuối, Huy Cận đã miêu tả cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá:

“Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi”

Công việc khó khăn, nhưng những người dân chài vẫn vui tươi ca hát. Những giọng hát khỏe khoắn như đang tạo âm vang căn buồm cùng cơn gió. Những câu hát đầy khí thế hứng khởi cho một ngày làm việc mới bắt đầu. Và hành trình này dường như đang đuổi theo, chạy đua theo cùng mặt trời. Và đến khi trở về những câu hát vẫn vang lên đầy huy hoàng bởi những thành quả lao động đầy tuyệt vời. Hình ảnh “mắt cá huy hoàng” là một sự thể hiện đoàn ngư dân đã đánh được rất nhiều cá. Nhìn từ xa xa vẫn còn thấy lấp lánh “muôn dặm khơi” một cách huy hoàng.

Sau khi đọc và phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận. Chúng ta thấy được một bài ca tràn đầy khí thế vui tươi của người lao động trong thế kỷ mới. Họ đang sống trong một cuộc sống khó khăn vất vả nhưng lúc nào cũng yêu công việc, yêu thiên nhiên, yêu đời. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng đầy hứng khởi của tác giả khi trực tiếp chứng kiến cuộc sống của người ngư dân trên biển cả.

Xem thêm:
– Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong bài thơ “Lục Vân Tiên”của Nguyễn Đình Chiểu
– Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
– Phân tích và nói lên những cảm nhận về bài thơ”Viếng Lăng Bác”