Phân tích cảnh ra khơi ở khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Đề bài: Phân tích cảnh ra khơi ở khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

Phân tích cảnh ra khơi ở khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
Phân tích cảnh ra khơi ở khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

Xem thêm>>> Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được sáng tác vào năm 1958. Trong chuyến đi thực tế ở vùng Hồng Gai, Cẩm Phả, Quảng Ninh của ông. Đây là một sự kết hợp nhuần nhuyễn của hai nguồn cảm hứng:. Cảm hứng lãng mạn tràn ngập niềm vui cuộc sống về lao động và cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ. Sự gặp gỡ, phối hợp của hai nguồn cảm hứng này đã tạo nên những hình ảnh rộng lớn, lung linh tráng lệ như những bức tranh sơn mài. Và mở đầu bài thơ là hai câu thơ miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển thật độc đáo và thú vị:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”

Với sự liên tưởng độc đáo, Huy Cận đã miêu tả rất thực sự chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm thật kì vĩ như thần thoại. Vũ trụ như một ngôi nhà rộng lớn mà ở đó màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ. Còn những lượn sóng gối đầu lên nhau trên biển là những chiến than cài cửa.

Câu thơ khắc họa một bức tranh phong cảnh thần kì như thể nhà thơ có một cặp mắt thần và một trái tim nhạy cảm. Màn đêm mở ra đã khép lại không gian của một ngày, giữa lúc đất trời đang chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi thì con người lại bắt đầu công việc của mình:.

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi/

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”.

Hình ảnh ẩn dụ liên tưởng “câu hát căng buồn cùng gió khơi” đã làm rõ sự đối lập này,. Đồng thời cũng làm nổi bật tư thế lao động của con người trước biển cả.

Xem thêm>>> Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân

Nhịp thơ nhanh, mạnh như một quyết định dứt khoát, đoàn ngư dân ào xuống, đẩy thuyền ra khơi và cất cao tiếng hát khởi hành. Từ “lại” vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự, liên tục thường nhật mỗi ngày của công việc lao động. Vừa biểu thị ý so sánh ngược chiều với câu thơ trên:. Đất trời chìm vào đêm nghỉ ngơi còn con người lại bắt đầu công việc lao động, một công việc không ít vất vả và nặng nhọc.

Hình ảnh “Câu hát căng buồn cùng gió khơi” còn là hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp. Cánh buồm căng gió ra khơi là ẩn dụ cho tiếng hát của con người có sức mạnh làm căng cánh buồm.

Ngoài ra, câu hát ấy còn là niềm vui, niềm hứng khởi, say xưa của những con người lao động lạc quan, yêu nghề, yêu biển cả. Cảnh ra khơi huy hoàng đầu khí thế, hứa hẹn chuyến đi biển thắng lợi.

Chỉ với bốn câu thơ mà Huy Cận cũng miêu tả cảnh ra khơi thật sinh động và rõ nét. Tuy chỉ là cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, vẫn tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động trên biển. Và không khí chung của bốn câu thơ mở đầu này đã chi phối không khí chung của cả bài thơ.

Xem thêm>>> Làm rõ cảm xúc thành kính biết ơn Bác của tác giả qua hai khổ thơ đầu “Viếng Lăng Bác”