Phân tích đoạn văn “từ đây,…không nói ra của tình yêu” trong tùy bút Người lái đò sông Đà

Đề bài: Phân tích đoạn văn: “ từ đây,…không nói ra của tình yêu” trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bài làm:

Có thể nói, Hoàng Phủ Ngọc Tường, là người gắn bó máu thịt với xứ Huế mộng mơ. Trong từng trang văn của ông, những cảnh vật của cố đô ông đều hết sức trân trọng. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm ông dành tình yêu trọn vẹn với sông Hương. Đặc biệt đoạn văn: “Từ đây,… không nói ra của tình yêu”.

Đoạn văn trên miêu tả sự gặp gỡ thành phố Huế của con sông Hương. Tác giả không chỉ khắc họa con sông qua vẻ đẹp địa lý mà còn khám phá nó dưới lăng kính của tình yêu. Hành trình của sông Hương là hành trình tìm về với người thương. Nó hiện lên không còn là một con sông vô tri vô giác nữa mà đã biến thành một thiếu nữ, 1 cô gái với khao khát yêu thương cháy bỏng. Phép nhân hóa đem đến một linh hồn cho dòng sông khiến nó trở nên có tính cách, có tâm hồn.

Khi đã “tìm đúng đường về với Huế, sông Hương sống trong niêm vui ngập tràn”. Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bão xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long. Vẻ đẹp của dòng sông được tô điểm thêm bởi cảnh vật giàu sức sống hai bên bờ sông.

Mọi thay đổi của dòng sông Hương đều được Hoàng Phủ Ngọc Tường lí giải từ góc độ tình yêu: con sông “kéo một nét thẳng thực yên tâm…Đông-Bắc”. Nói yên tâm bởi đã nhìn thấy bóng dáng của người thương, nỗi chờ mong đã sắp được thỏa nguyện. Ở nơi cuối con đường, “nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời nhỏ nhắn như những ầng trăng non. Chiếc cầu hiện ra như hân hoan chào đón dòng sông. Đó là chiếc cầu của tình yêu – điểm hẹn ngọt ngào của Hương Giang và Huế. Nhà văn họ Hoàng rất tinh tế khi ông đưa ra hình ảnh so sánh : Chiếc cầu tựa như vầng trăng non. Phải là trăng non mới diễn tả được hết cái trong sáng, tinh tế trong tình yêu của Huế với sông Hương.Hình ảnh ví von của tác giả thật giàu chất thơ, đầy thi vị và gieo vào lòng người đọc ấn tượng đậm nét.

XEM THÊM >>> Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Sông Hương giáp mặt thành phó ở Cồn Dã Viên, nó uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến. Đường lượn này của con sông vốn đã có từ bao đời nay, vốn đã trở nên quen thuộc trong mắt người nhưng điều hay ở đây là, tác giả biến hình anh quen thuộc thành những điều lạ và hấp dẫn trong mắt mọi người. “Đường cong ấy làm cho…không nói ra của tình yêu.”Đường lượn mềm mại của dòng sông Hương càng tôn lên vẻ đẹp nữa tính của nó.Và điều đặc biệt là Hoàng Phủ Ngọc Tường đã lấy một đối tượng hữu hình “đường cong của dòng sông” để ví von vứi một đối tượng vô hình là “tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”. Sự liên tưởng này quả rất táo bạo và độc đáo, mang lại những bất ngờ nhưng lại vô cùng hợp lý. Dòng sông đã gặp được người tình mong đợi của nó, con sông tràn trề hạnh phúc và đương nhiên đã chấp nhận tiếng nói yêu thương của Huế. Nhưng vì là con gái, nên nó giữ một chút ít nữ tính, e lệ,rụt rè và kín đáo,bằng lòng rồi những không cất thành lời, chỉ mượn cử chỉ để thể hiện tiếng lòng mình. Phải nói rằng, GPNT là người có trí tưởng tượng phong phú, am hiểu tâm lý của người phụ nữ khi yêu. Miêu tả một dòng sông mà ông cho nguwoif đọc hòa chung trong không khí vô cùng lãng mạn,mộng mơ, ngọt ngào và dạt dào hơi thở của giai điệu tình yêu.

Có thể thấy rằng, những trang văn của HPNT mặc dù có kết thúc nhưng dư âm và dư vị của nó còn đọng mãi. Và đoạn văn trên là sự minh chứng rõ ràng nhất về điều này. PHNT đã thể hiện được nhiều tài năng đặc biệt trong việc tạo nên những câu văn giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình. Sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh phát huy cao độ tác dụng của nó để khắc họa tạo nên một dòng sông quen mà lạ trong văn học. Hình bóng sông Hương vẫn còn đọng mãi trong tâm trí của người đọc.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích đoạn văn: “ từ đây,...không nói ra của tình yêu” trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Hoàng Phủ Ngọc Tường”

gfjcO – Downloaded 488 times –