Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” để thấy sự thấu hiểu con người của Thạch Lam

Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” để thấy sự thấu hiểu con người qua cái nhìn tinh tế của Thạch Lam.

Thạch Lam, một tác giả xuất sắc của văn học hiện đại, một gương mặt tiêu biểu của tự lực văn đoàn, đã cho chúng ta một tác phẩm tuy miêu tả hiện thực khô khan nhưng lại đầy chất lãng mạn và trữ tình, điển hình là tác phẩm “Hai đứa trẻ”.

Đó là tác phẩm khắc lại cuộc sống của hai chị em Liên và An giữa cái khó khăn và tăm tối của xã hội xưa. Người đọc tuy có thể thấy tác phẩm của ông không có cốt truyện nhưng lại thấy tình người. Sự thấu hiểu con người qua cái nhìn tinh tế về thế giới cảm xúc của Thạch Lam.

Xem thêm>>> Tính tri âm tri kỷ của Huấn Cao và viên quản ngục trong Chữ người tử tù

Sự thấu hiểu con người qua cái nhìn tinh tế của Thạch Lam trong truyện Hai Đứa Trẻ
Sự thấu hiểu con người qua cái nhìn tinh tế của Thạch Lam trong truyện Hai Đứa Trẻ

Tác phẩm được sáng tác khi nước ta đang rơi vào thời kì khủng hoảng, con người làm việc cũng chỉ để kiếm sống qua ngày. Giữa cái thực trạng tối tăm đó, Thạch Lam đã mang đến một ánh sáng đẹp đẽ về ước mơ thay đổi số phận của những người nghèo. Liên và An, hai chị em sinh sống tại một thị trấn nhỏ nghèo nàn và nhỏ bé, tại nơi đây ánh sáng của sự văn minh và phát triển không tồn tại.

Cả hai phải chuyển về nơi này do thầy của các em bị mất việc tại thành phố khiến gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Tại đây, Liên và An phụ giúp gia đình bằng cách trông nom cửa hàng tạp hóa mà thực chất chỉ là khoảng không gian bé tẹo mẹ Liên thuê bà lão móm.

Cũng ảm đạm như cuộc sống nơi đây, khung cảnh chiều tà như mang đến cho cô bé Liên một cái buồn man mác khó tả, điều mà đáng lẽ đối với một cô bé mới hơn mười tuổi là một điều không đáng có. Buổi chiều, bầu trời Tây đỏ rực “như những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.

Xem thêm>>> Phân tích khổ thơ cuối bài thơ “Vội vàng” của xuân diệu

Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”. Buồn rầu, tàn lụi là những tính từ phù hợp để miêu tả khung cảnh lúc này, không gian bị bóng tối của chiều tà phủ bóng lên và nuốt trọn. Thậm chí, thứ bóng tối ấy còn len lỏi vào được tâm hồn của Liên khi cô đang ngồi ngắm nhìn cảnh vật. Giờ đây, hiện lên trước mắt người đọc không phải là một cô bé mà là một người trưởng thành với nhiều tâm tư suy nghĩ trong lòng ở cái độ tuổi ấy.

Liên và An sống một cuộc sống cũng chẳng đầy đủ là bao, những thứ hai chị em dùng đều đã cũ và gần hỏng nhưng Liên vẫn rất lạc quan trước hoàn cảnh của chính mình. Cái góc phố nơi hai người nhìn ra ấy, đã bước vào buổi tối khi chợ đã tàn và người đi lại cũng dần thưa. Nơi này nhà nào cũng có đèn, từ đèn hoa kì đén dây sáng xanh,… nhưng mặt phố cũng chả được soi sáng, chỉ làm sáng được một phần nhỏ khiến sự phân chia ánh sáng bóng tối càng rõ ràng.

Điều này càng chứng tỏ phố huyện là một nơi rất nghèo, con người như biến mất vào buổi tối chỉ để sự tĩnh mịch và yên ắng. Liên miêu tả mùi của nơi này là mùi của những thứ rác mà mọi người vứt xuống lẫn với mùi của cát. Cuộc sống nơi này chỉ qua vài câu văn thôi mà chúng ta đã thấy được sự tẻ nhạt và tăm tối.

Ấy vậy mà hằng ngày vẫn có những con người chăm chỉ làm việc như mẹ con chị Tý, bác Siêu,… Những con người này chia sẻ hoàn cảnh, cố gắng sống giữa một xã hội nghèo khó mà chính họ cũng không quyết định được tương lai của chính mình. Chị Tý ngày ngày chăm chỉ mang hàng ra bán với mong muốn kiếm được chút tiền, vậy mà khi Liên hỏi thì chị trả lời: “Ối chao, sớm với muộn có mà ăn thua gì”.

Xem thêm>>> Phân tích “Hạnh phúc của một tang gia” trong tiểu thuyết “Số đỏ”

Đúng thế, dù có chăm chỉ gánh hàng ra sớm thì chị Tý cũng chưa chắc đã bán được hàng bởi chỉ khi có hứng thì họ mới ra. Cuộc sống vất vả là thế nhưng số phận những con người này luôn trong bế tắc. Họ kẹt giữa khó khăn của xã hội khi không có ai đến mua hàng cho họ. Suốt cả ngày bàn hàng thì Liên và An cũng chỉ bán được vài bánh xà phòng, làm Liên chả buồn đếm số tiền thu được.

Cuộc sống nơi này không chỉ ảm đạm rầu rĩ mà nó cũng chứa đầy bóng tối của xã hội khi mà nụ cười duy nhất xuất hiện trong tác phẩm lại chính là của một người điên Bà cụ Thi cười và uống rượu có lẽ để quên đi nỗi đau của cuộc sống. Không chỉ có những đứa trẻ phải đi bới tìm những thứ bỏ đi là tội nghiệp mà chính Liên và An cũng là nạn nhân của thời đại ấy, cả hai phải tự chăm sóc cho nhau khi mà Liên vừa là một người chị vừa vào vai thay mẹ phải quần quật đi làm hàng xáo.

Chỉ một thoáng qua trong tác phẩm nhưng chúng ta cũng đã được chứng kiến hình ảnh trong sáng của “Hai đứa trẻ”, ngước nhìn lên bầu trời rộng lớn và truy tìm nhũng vì sao để rồi lại quay trở lại với góc phố tối tăm chật hẹp ấy. Tiếp theo đó là sự xuất hiện của gánh phở của bác Siêu, một thức quà gợi cho hai người về quá khứ tươi đẹp xưa, ngập tràn sắc màu nhưng tương phản với hiện tại tối tăm không lối thoát.

Đến lúc này, cả khu phố như thu bé lại chỉ qua nơi những con người này tập hợp lại xunh quanh ánh đèn của chị Tý, chờ đợi một điều gì đó, có thể là khách hàng những người họ biết là sẽ không bao giờ đến hay một điều gì khác. Họ tuy ít trao đổi với nhau nhưng tất cả đều hiểu nhau, Liên dù vẫn là một cô bé nhưng em thấu hiểu mọi người bởi em luôn quan sát.

Những con người nơi phố huyện đã phát triển sự thân thương trong quan hệ gắn bó qua một mong ước chung về sự thay đổi. Họ ngồi đợi đến khuya vì họ muốn nhìn thấy con tàu, kể cả khi hai chị em đã buông ngủ díu mắt nhưng An vẫn dặn chị đánh thức mình dậy để đợi tàu.

Xem thêm>>> Phân tích tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Họ đợi tàu không phải là để cố gắng kiếm thêm ít tiền mà để chứng kiến sự hoạt động cuối cùng của đêm, để mang họ ra khỏi thứ bóng tối đang bao trùm lấy góc phố ấy. Đang thứ họ dậy khỏi sự tĩnh lặng của bầu không khí nơi này. Khỏi phải nói họ mong chờ chuyến tàu như thế nào khi mà bác Siêu đã nghểnh cả cổ lên để nhìn ra phía ga khi có tín hiệu của đoàn tàu.

Đoàn tàu là một thế giới khác. Khi nó đến, nó là ánh sáng rực rỡ, nó là âm thanh rộn ràng làm náo động cả phố huyện. Nhưng đoàn tàu rời đi cũng nhanh như khi nó đến, lướt qua để lại trong Liên những điều rực rỡ gợi cho em về Hà Nội.

Cái kết của “Hai đứa trẻ” khiến người đọc cảm thấy nuối tiếc bởi tác phẩm khép lại trong sự tĩnh mịch, đầy bóng tối và để lại nhiều dư âm cũng như cảm xúc. Tác phẩm như một cái ao phẳng lặng với đôi chút gợn sóng nhưng cũng là một trong những truyện ngắn để đời bởi từ đây, ta học được cái nhìn lạc quan, tinh tế, trong sáng và phong phú của tác giả.

Xem thêm>>> Phân tích và nói lên cảm nhận về bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu