Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Rừng xà nu

Đề bài: Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Rừng xà nu

Bài làm:

Một tác phẩm thành công không chỉ qua nội dung của cốt truyện mà nó còn thành công bởi những yếu tố và chi tiết đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. “Rừng xà nu” cũng là một trong những tác phẩm thành công cả về nội dung à nghệ thuật.

Thứ nhất, nghệ thuật trần thuật là một thành công lớn của tác phẩm., góp phần tạo nên chất sử thi ch truyện ngắn này. Nghệ thuật trần thuật được thể hiện qua câu chuyện về cuojc đời Tnu, về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man được già làng Mết kể bên đống lửa. Hình thức kể chuyện như vậy cho người đọc liên tưởng đến lối kể “khan” ở Tây Nguyên. Đây là một sinh hoạt văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Những đêm kể sử thi diễn ra trong một không khí trang nghiêm, mọi người say sưa nghe già làng hoặc những nghệ nhân kể chuyện. Trong truyện ngắn “Rừn xà nu” chất sử thi còn được thể hiện bởi giọng kể trang nghiêm, thấp thoáng hơi thở huyền thoại của cụ mết: “Đêm nay tau kể chuyện…kể lại cho con cháu nghe”.

Truyện ngắn “rừng xà nu” còn rất thành công bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật. Các nhân vật trong tác phẩm đều được xây dựng theo bút pháp sử thi, đại diện ch phẩm chất, ý chí, số phận của cộng đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói là những con người Xô man được khắc họa không hề giống nhau, mỗi người đề có những vẻ đẹp khí chất riêng. Cụ Mết là một già làng quắc thước để lại ấn tượng với đôi mắt “xếch ngược”, khi hài lòng gì cụ không khen mà chỉ nói câu “được”. Lời khen ngợi này của cụ Mết đi vào lòng người đọc với những ấn tượng của một người nghiêm nghị. Tnu lại đi vào lòng người đọc với những vẻ đẹp riêng biệt : tính cách nóng nảy, bộc trựa nhưng lại rất thông minh và mưu trí khi làm công tác giao liên, rất kiên cường khi 10 đầu ngón tay bị kẻ thù đốt. Dít để lại trong lòng người đọc với những ấn tượng với đôi lông mày rậm, mắt mở to và bình thản, tính cách nghiêm khắc, công trí minh bạch. Thằng bé Heng cũng khiến bức tranh nhân vật dân làng Xô Man trở lên tròn vẹn hơn. Nó hiện lên với những dáng vẻ nghộ nghĩnh, vừa đáng yêu và đáng phục: “Nó đội một chiếc mũ sụp”, “mặc 1 chiếc áo bà ba dài phết đít”….Có thể thấy rằng, mặc dù đều được xây dựng bằng bút pháp sử thi song các nhân vật hiện lên với những dấu ấn khác biệt không trộn lẫn và để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Đây là một trong những tài năng của Nguyễn Trung Thành khi xây dựng nhân vật.

XEM THÊM >>> Cảm nhận về nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

Bên cạnh đó, nghệ thuật xây dựng hình tượng thiên nhiên là yếu tố không thể bỏ qua khi nói về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Hình tượng trung tâm của tác phẩm là cây xà nu  được tác giả tập trung nhiều bút lực xây dựng thành công, nhất là hình ảnh cây xà nu được miêu tả ở phần đầu của tác phẩm. Mới bước vào tác phẩm, người đọc đã phải chứng kiến những hình ảnh tang thương của rừng xà nu. Nhưng cũng chính phải sống trong chiến tranh mà hình tượng cay xà nu mới bộc lộ vẻ đẹp kiên cường, sức sống mãnh liệt. Đây cũng chính là biểu tượng cho con người dân làng Xô Man đầy gai góc đầy bản lĩnh trong đấu tranh.

Cuối cùng, ngôn ngữ của tác phẩm mang đậm màu sắc Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành khéo léo đưa hơi thở Tây Nguyên vào tác phẩm.: từ cách nhà văn đặt tên nhân vật đều mang tính bản địa của vùng đất Tây Nguyên, ngôn ngữ họ thể hiện qua tác phẩm, cách xưng hô, cử chhir lời nói đều là những đặc điểm của con người Tây Nguyên. Phải thực sự am hiểu về đời sống văn hóa, tính cách con người và những tập quán nơi đây thì Nguyễn Trung Thành mới có thể biểu đạt chân thành và sâu sắc nhất về con người vùng miền này.

Chính những thành công về nghệ thuật và nội dung sâu sắc của tác phẩm mà “Rừng xà nu” trở thành một tác phẩm có chỗ đừng vững chắc trong nền văn học nước nhà. Tác phẩm để lại nhiều tiếng vang và lưu giữ ấn tượng trong lòng người đọc.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Rừng xà nu”

iHl7X – Downloaded 584 times –

XEM THÊM >>> Phân tích bài văn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành