Phân tích tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là một trong những  cây bút xuất sắc nhất của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một sự nghiệp thơ văn đồ sộ như: Bức tranh, Mảnh trăng cuối rừng…

Truyện ngắn Bến quê là một tác phẩm thành công của nhà văn Nguyễn Minh Châu được viết vào năm 1985. Bốn năm trước khi nhà văn từ giã cõi đời. Phân tích tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu không chỉ lôi cuốn người đọc bởi tình huống sáng tạo, cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn mà truyện còn mang đến những tư tưởng thấm đẫm triết lí trong cuộc đời mỗi con người.

Phân tích tác phẩm "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu
Phân tích tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu

“Bến” là chỗ đỗ, “Quê” là quê hương đất nước, là gia đình nơi ta sinh ra và lớn lên, là những gù thân thương. Gắn bó sâu nặng với tâm hồn mỗi con người. Tác giả đặt nhan đề “Bến quê” gợi nhiều hình ảnh, suy nghĩ:. Gia đình, quê hương nơi chôn rau cắt rốn, là chốn nương tựa, đi để trở về của tất thảy mọi người.

Thông qua nhan đề, tác giả muốn thức tỉnh mọi người phải biết trân trọng, nâng niu những vẻ đẹp bình dị mộc mạc, rất đỗi gần gũi của gia đình quê hương.

Tác giả xây dựng một cốt truyện thật đơn giản nhưng cũng rất đặc biệt thu hút sự chú ý của người đọc. Tác giả đặt nhân vật của mình vào một tình huống éo le. Nhĩ – nhân vật chính của truyện – cuộc đời Nhĩ đã đi nhiều nơi trên thế giới. Nhưng những ngày cuối cùng vì mắc căn bệnh hiểm nghèo đó là bị liệt toàn thân. Phải chôn chân trên giường bệnh không thể nhúc nhích dù chỉ một chút.

Và cũng từ đây, ông nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống không phải là những mộng ước xa vời, viễn vông. Không phải là những thứ xa xôi hay những điều to lớn. Mà hạnh phúc chính bắt nguồn từ những điều đơn giản, bình dị trong cuộc sống, những thứ quanh ta mới là điều đẹp đẽ và đáng trân trọng… Bằng cách xây dựng rất tinh tế, ngay mở đầu câu chuyện đã tạo nên một dấu ấn khó phai. Thu hút người đọc không thể rời mắt khỏi tác phẩm.

Nhĩ là một con người từng trải và có địa vị, đi đây đi đó nhiều: “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái Đất”. Ông đã từng qua  rất nhiều nơi xa lạ vùng miền đất nước khác nhau… Mới 2 năm trước đây, ông còn đi công tác sang một nước bên Mĩ La-tinh. Có thể thấy rằng, bao cảnh đẹp những nơi phồn hoa đô thị, những miếng ngon nơi đất khách quê nhà. Ông đều đã được thường thức, được trải nghiệm.

Nhưng những cảnh đẹp gần gũi, những con người tình nghĩa thân thuộc, thân yêu nơi quê hương cho đến khi Nhĩ bị bệnh liệt giường thì ông mới bắt đầu cảm nhận được vẻ đẹp đó. Truyện mở đầu với hình ảnh, Nhĩ từ khung cửa sổ của căn phòng đã nhìn thấy những cảnh vật vô cùng tươi đẹp và tràn trề sức sống.

Từ gần tới xa Nhĩ nhận thấy: bông hoa bằng lăng tím, con sông Hồng như rộng ra, vòm trời như cao hơn, bãi bồi bên kia sông sao mà gần gũi thế… cũng là khung cảnh cũ nhưng khi bị bệnh. Nhĩ mới nhận ra được vẻ đẹp ẩn chứa đằng sau những điều mộc mạc bình dị đó. Nhờ vậy mà tác phẩm mới diễn tả hết được những triết lý của cuộc đời đồng thời làm nổi bật lên một không gian có chiều sâu và chiều rộng.

Không gian vẫn như xưa mà Nhĩ cảm thấy mới mẻ và giàu đẹp vô cùng. Qua đó tác phẩm muốn rút ra một triết lý cho cuộc đời: quê hương là máu thịt, là tâm hồn của chúng ta, hãy đừng vô tình mà phải biết gắn bó và trân trọng.

Lúc nằm trên giường bệnh lâu ngày, được vợ con săn sóc ông mới thấu hiểu hết những vất vả cực nhọc của Liên- người vợ của mình. trong lòng ông nảy nở bao ý nghĩ, bao tình cảm đàm thắm, sâu nặng, thiết tha. Ông chưa bao giờ thấy thương Liên như lúc này. Một người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó, chăm lo cho Nhĩ từng li từng tí.

Nghe Liên nói: “Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được”. Thì Nhĩ “lần đầu tiên để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá”. Hình ảnh người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh làm cho Nhĩ cảm động. Thoáng ân hận về sự vô tình của mình: “Suốt đời anh chi làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh “.

Từng là người đi đến nửa vòng trái đất vậy mà giờ đây ông không thể dịch chuyển bản thân mình trên giường bệnh. Nhĩ phải nhờ sự giúp đỡ của những đứa trẻ con hàng xóm và người thân của mình. Điều Nhĩ khao khát bây giờ là được sang bãi bồi bên kia sông. Nhưng Nhĩ lại không thể thực hiện được mà gửi gắm nguyện vọng ấy vào đứa con của mình – Tuấn.

Tuấn là đứa con trai thứ hai của vợ chồng Nhĩ và Liên. Một năm nay vắng nhà. Tuấn đi học xa, tận một thành phố phía Nam và vừa mới trở về đêm qua. Bố ốm nặng, Tuấn về thăm bố, thăm mẹ và thăm nhà. Nhĩ sai con đi sang bên kia sông “qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh., một lát rồi về”.

Với Tuấn thì đó là “cái việc gì lạ thế” mà bố sai làm, khi cậu đang mải mê xem cuốn truyện dịch. Đứa con trai chưa hiểu được “cãi điều ham muốn cuối cùng” của đời bố, mà Nhĩ muốn nói ra. Nhĩ muốn đứa con trai thân thương thay mặt mình đi dạo bước qua sông, để ngắm nhìn những cảnh vật thân quen, bình dị mà hầu như suốt cuộc đời bố đã lãng quên.

Qua khung cửa sổ ngôi nhà, Nhĩ dõi theo hình bóng con mình. Nhưng chính đứa con lại mải mê sa vào đám chơi phá cờ trên hè phố của lũ trẻ mà để lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Dù Nhĩ đã nôn nóng, thúc giục nhưng chính những cám dỗ xung quanh. Những ham thích của tuổi nhỏ mà cuối cùng Nhĩ chẳng thể thực hiện được ước mơ tưởng chừng đơn giản như thế.

Tác giả xây dựng nghệ thuật câu truyện một cách thật đặc sắc thông qua cách xây dựng nhân vật. Nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lý về cuộc đời và con người. Những chiêm nghiệm, triết lý đã được chuyển hoá vào trong đời sống nội tâm của nhân vật, với diễn biến tâm trạng.

Hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, miêu tả tâm lí tinh tế. Một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật truyện: Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Trong “Bến quê”, hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và ý nghĩa biểu tượng, ví dụ như bãi  bồi, bến sông, khung cảnh thiên nhiên đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc.

Hay bông hoa bằng lăng cuối mùa tượng trưng cho tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này, khi cơn lũ đầu nguồn dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng cũng là biểu tượng  sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng. Hình ảnh đứa con trai của Nhĩ đã sa vào một đám chơi phá cờ thế trên lề đường. Tưởng chừng là một hình ảnh vô cùng bình thường nhưng lại ẩn chứa sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi.

Bến quê là một truyện ngắn thấm đẫm ý vị triết lí về con người và cuộc đời: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Trong cuộc sống, đôi khi có những điều bất ngờ xảy ra mà ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Những điều bất thường và những nghịch lí đó mang đến cho chúng ta nhiều điều mà vốn dĩ ta chưa thể nắm bắt hay kiểm soát.

Khi đã từng trải hoặc vào một lúc nào đó bạn chợt nhận ra giá trị đích thực thì lúc đó bạn đã không còn khả năng để thực hiện. Bởi vậy, ngày lúc này, chúng ta nên biết trân trọng những điều gần gũi, tốt đẹp và bình dị quanh ta hững năm cuối đời, Nguyễn Minh Châu đã trải qua nhiều tháng ngày đau ốm. Bến quê ít nhiều mang tính tự truyện và dự báo nên rất chân thật chân thành.

Bài học về tình yêu và lẽ sống được đặt ra một cách cảm động. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống trong tình thương với gia đình, quê hương. Phải biết nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, thân thuộc của cuộc sống, của quê hương. Như thế mới thật sự hạnh phúc. Đó là tiếng lòng trang trải của Nguyễn Minh Châu.

Qua nhân vật Nhĩ, tác giả muốn gửi gắm nỗi niềm tâm trạng của mình, là tiếng lòng của tác giả. Nguyễn Minh Châu là nhà văn đi được xa nhất trên con đường đổi mới văn học. Ông để lại một kho tàng tri thức cho thế hệ trẻ mai sau, những điều tinh hoa nhất.

Thông qua tác phẩm “Bến quê” – một tác phẩm vừa mang tính hiện đại vừa mang tính nhân văn sâu sắc, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta luôn nhớ về cội tuần, luôn trân trọng những điều giản dị mộc mạc quanh ta và luôn nhớ về quê hương.

Xem thêm: