Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

Từ lâu hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong du kích đã được khắc họa trong các tác phẩm thơ ca điển hình ta có thể kể đến bài thơ “Gửi em cô gái thanh niên xung phong” của nhà thơ Phạm Tiến Duật hay bài hát “Cô gái mở đường” của cố nhạc sĩ Xuân Giao…

Và cũng góp mặt trong chủ đề này không thể không nhắc tới tác giả Lê Minh Khuê với tác phẩm xuất sắc nhất của bà là “Những ngôi sao xa xôi”. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”.

Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi"
Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm 1971, đây là thời kì  trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh những cô gái xung phong phá bom, mở đường một cách chân thực: các cô gái hồn nhiên, trong sáng, giàu mộng ước, lạc quan, yêu đời tuy nhiên các cô gái cũng rất dũng cảm, mạnh mẽ trong chiến đấu.

Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”  xoay quanh ba cô gái xung phong: Nho, Thao, Phương Định mỗi người một cá tính. Một tầm hồn nhưng họ có rất nhiều điểm chung mà điển hình sự gan dạ, dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Và hơn hết  lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết, trái tim quả cảm, luôn hướng về Tổ Quốc.

Nhan đề của tác phẩm thật đẹp thật mộng mơ tràn đầy ý nghĩa, và  giàu giá trị biểu đạt. Trước hết đó là một hình ảnh tả thực: những vì sao trong vũ trụ rộng lớn, tỏa ánh sáng dịu dàng, những rất đỗi lung linh lấp lánh và nổi bật.

Nhưng hình  ảnh ngôi sao được nhắc đến nhiều lần trong tác phẩm không phải là ngoi sao thực trên bầu trời cao tít mà là ngôi sao vàng trên mũ của chiến sĩ, ngôi sao ở thành phố, ngôi sao trong truyện cổ tích,…

Không chỉ vậy, nhan đề còn có ý nghĩa biểu tượng, khiến ta nhớ về vẻ đẹp của những cô thanh niên xung phong với tâm hồn mơ mộng, trong sáng, bay bổng và phẩm chất cách mạng sáng ngời, các cô gái xung phong chính là những ngôi sao sáng trong cuộc kháng chiến.

Còn cái “xa xôi” cũng chính là điểm nhấn của tiêu đề, phải chăng chính nói đến nơi các cô đang chiến đấu. Trong cuộc kháng chống Mĩ, những cô gái nhỏ bé, lặng lẽ, khiêm nhường ấy chính là những ngôi sao sáng của núi rừng Trường Sơn.

Trước hết, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi“, Lê Minh Khuê đã phản ánh một cách hết sức chân thực cuộc sống cũng như cuộc kháng chiến đầy rẫy sự gian khổ, hiểm nguy nơi chiến trường đầy bom rơi đạn nổ. Nho, Thao, Phương Định còn là những cô gái xung phong  rất trẻ, họ tình nguyện sống chiến đấu trên “một cái hang lớn dưới chân cao điểm” giữa vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn – nơi tập trung nhiều nhất bom đạn của kẻ thù.

Nơi họ sống chỉ còn có tàn tích của chiến tranh: đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn, hai bên đường không có lá xanh, chỉ có những thân cây bị tước khô cháy, những cây lớn nằm lăn lóc, những tảng đá to, những thùng xăng hoặc những thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất.Hoàn cảnh sống ấy đã cho ta thấy cái khốc liệt của chiến tranh, sự khó khăn gian khổ mà con người phải trải qua.

Đó là một hiện thức tàn khóc của chiến tranh, của sự tàn phá khủng khiếp khi mà màu xanh của cây cỏ tự nhiên cũng không thể sống nổi. Vì thế, sự che chắn giản đơn của thiên nhiên như là ngụy trang để bảo vệ mạng sống của họ cũng không có được.

Trước mắt người đọc là cảnh tượng của hoang phế, trần trụi, ảm đạm chết chóc, tang thương. Tưởng chừng như hoàn toàn sự sống đã bị hủy diệt nhưng tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ vẫn luôn còn mãi.

Phương Định cùng đồng đội đảm đương công việc hết sức nguy hiểm, gian khổ trên cung đường Trường Sơn. Giữa những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất: cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ. Và nếu cần cô sẽ phá những quả bom đó để đảm bảo an toàn cho những chiếc xe tiến vào miền Nam.

Nhiệm vụ chứa đầy sự khó khăn nguy hiểm, ngay khi máy bay địch vừa đi qua cô phải ngay lập tức cùng đồng đội: “đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh đó nhiều quả bom chưa nổ”. Tình thế nguy hiểm là vậy, nhưng cô không mảy may sợ hãi mà vẫn dũng cảm tiến đến hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Cô đi thẳng đến chỗ những quả bom, chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình, cùng với tất cả các giác quan trở nên tinh nhạy hơn bao giờ hết. Lời văn như dao nhọn, sắc bén đến rùng người. Khiến người đọc như cảm giác đang trực tiếp trải nghiệm tham gia công việc phá bom cùng với nhân vật vậy!.

Tinh thần trách nhiệm cùng với sự kiên cường dũng cảm khiến cái chết trở nên mờ nhạt, cũng có đôi lúc cô nghĩ đến cái chết “nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”. Nhưng đó cũng không phải điểu cố bận tâm nhất, điều khiến Phương Định quan tâm nhất là: “liệu mìn có nổ? bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai”. Điều đó cho ta thấy được rằng tuyệt nhiên cái chết không phải mối bận tâm hàng đầu của cô.

Đến đây, tác giả cho  người đọc càng cảm nhận thấy sự tàn ác khốc liệt của chiến tranh bao nhiêu. Thì lại càng cảm phục tinh thần trách nhiệm trong công việc, lòng quả cảm vô song, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc. Vì hòa bình của những cô gái thanh niên xung phong phá bom mở đường đến bấy nhiêu. Qua đó, chúng ta mới thấy hết được ý thức, trách nhiệm cao độ của những con người anh hùng sả thân vì kháng chiến, cách mạng, những con người thật trân quý biết bao.

Tác phẩm kể lại ở ngôi thứ nhất, theo điểm nhìn của nhân vật Phương Định để người đọc có thể thấy được thế giới nội tâm, những suy nghĩ và những cảm xúc  của nhân vật. Qua đó làm nổi bật lên sự hồn nhiên vui tươi lạc quan của các cô gái dù trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, nhưng họ vẫn vượt qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Tác giả dùng những câu đặt biệt, rút gọn làm cho ngôn ngữ thêm phần tự nhiên sống động kết hợp với lời kể linh hoạt tạo cảm giác khẩn trương phù hợp với không khí chiến trường.

Khép lại tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”. Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đầy gian nan thời kì chống Mĩ. Đồng thời làm nổi bật lên chủ nghĩa anh hùng bất khuất và vẻ đẹp tâm hồn của những thanh niên xung phong thời kì kháng chiến, bảo vệ Tổ Quốc: họ mạnh mẽ dũng cảm trong chiến đấu nhưng cũng rất hồn nhiên vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: