Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên qua khổ thơ thứ hai và bốn của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên qua khổ thơ thứ hai và bốn của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là một bài ca lao động, là một ca khúc khải hoàng về sự thay đổi của cuộc sống người dân sau bao năm lửa đạn đau thương dưới sự xâm lược của thực dân.

Bài thơ được viết rất chân thực vì Huy Cận đã sáng tác trong chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh năm 1958. Và qua đó, người đọc không chỉ cảm nhận được tinh thần lao động hưng say của những người ngư dân nơi đây mà còn thấy được vẻ đẹp lộng lẫy của một bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ, tráng lệ, vừa lung linh huyền ảo.

Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên qua khổ thơ thứ hai và bốn của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”
Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên qua khổ thơ thứ hai và bốn của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

Nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên bức tranh đẹp, hình ảnh đoàn cá xuất hiện liên tiếp, lấp lánh, ánh sáng sắc màu như một bức tranh sơn mài:

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

Những đàn cá thu dày đặc, lướt đi trong làn nước tạo nên những ánh sáng trắng loang loáng như đang dệt biển bao la. Hai từ “cá bạc” ấy mang ý nghĩa tả thực mà cũng mang nghĩa tượng trưng. Cá bạc là một loài cá có nhiều ở biển Đông, màu “bạc” là màu sắc trên vảy cá được phản chiếu qua ánh trăng nhưng cũng gợi lên sự liên tưởng tới sự giàu có và phong phú của biển, cứ như trong thành ngữ “rừng vàng biển bạc”.

Xem thêm>>> Phân tích bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” của Huy Cận.

Đàn cá vào lưới dày đặc mà cứ như đang dệt lưới. Hàng vạn chú cá nối tiếp nhau trên song nước tạo ra một hình ảnh đẹp sinh dộng trong cảnh biển đẹp. Biển bừng lên rực rỡ bởi muôn nghìn màu sáng lấp lánh để rồi đến dệt lưới ta đoàn cá ơi. Lời thơ thiết tha thể hiện niềm hy vọng ước ao chân thành giản dị của những người ngư dân rồi qua đó, phản ánh sự hồng hộc của những con người từng trải qua nắng gió.

Trong mỗi lời bài hát, mỗi câu thơ lại tràn ngập hình ảnh, đó là “cá nhụ cá chim cùng cá đé”, “cá song lấp lánh đuốc đen hồng”. Ở đây, tác giả đã sử dụng biên pháp liệt kê cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song để khẳng định sự giàu có của biển cả.

Hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa của tác giả: vẩy cá đen có những đốm đỏ hồng như những ngọn đuốc rực rỡ lấp lánh, lung linh, những con cá tươi rói quăng mạnh những cái đuôi quẫy nước đang ngập tràn ánh trăng vàng chóc. Cá vẫy nước mà tương như đang vờn trăng, đang tắm trong ánh trăng nhuộm vàng mặt biển, tạo nên một màu sắc rực rỡ huyền ảo.

Nhìn đàn cá bơi lộ, nhà thơ tiếp tục say mê ngắm nhìn vẻ đẹp của biển đêm: “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”. Đây là một hình ảnh nhân hóa đẹp, Huy Cận đã hóa tiếng sóng xì xào như tiếng thở của đại dương và phía trên bầu trời đêm sóng ngỡ như “sao lùa nước Hạ Long”.

Xem thêm>>> Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận

Màn đêm đã biến thành nền gỗ đen thăm thẳm của bức tranh sơn mài và trên đó lấp lánh ánh bạc của cá, ánh vàng của trăng, lốm đốm sáng trắng của những ánh sao rơi hòa vào sóng nước. Cảnh vừa thực lại vừa mộng, kì ảo, kì diệu và đắm say.

Qua vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vùng biển, người đọc có thể thấy rõ được khả năng quan sát, miêu tả cảnh vật thật sinh động và tỉ mỉ của nhà thơ Huy Cận. Đồng thời cũng thấy cả trí tưởng tượng bay bổng, phong phú cùng cảm hứng vũ trụ của nhà thơ. Đó như là một bức tranh sơn mài tuyệt đẹp, góp phần tô nên vẻ đẹp của người lao động vùng biển: khỏe khoắn, vui tươi, tràn đầy sức sống.

Xem thêm>>> Phân tích cảnh ra khơi ở khổ thơ đầu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận