Người ta thường nói, “Nỗi sợ là một trong những yếu tố giết chết ước mơ”. Vậy làm sao để thoát khỏi những nỗi sợ?
Trên cuộc đời, chúng ta có ti tỉ nỗi sợ. Thực ra, có nỗi sợ tốt và nỗi sợ xấu. Vì vậy, chúng ta không nên quy chụp tất cả thành một. Nỗi sợ nhìn chung có thể được phân thành hai dạng. Đó là: nỗi sợ bản năng và nỗi sợ tâm lý. Sự sợ hãi thuộc về bản năng là những lúc ta lo âu do những tin tức tiêu cực mà báo chí và truyền thông đăng tải hằng ngày. Còn sự sợ hãi xuất phát từ tâm lý là những nỗi sợ khác như là sợ thất bại, sợ bị mất mặt, sợ bị chỉ trích, bêu rếu, v.v… Chúng ta nên đối mặt với chính nỗi sợ của bản thân thay vì tránh né, rồi từ đó học được cách xử lý những nỗi sợ ấy. Vậy làm sao để có thể vượt qua những sự sợ hãi thuộc mặt tâm lý?
Đầu tiên chúng ta phải rộng lượng hơn với chính bản thân mình. Trong cuộc sống, ai ai cũng đều có khuyết điểm. Vậy nên, đừng chê trách bản thân nếu mình luôn luôn sợ hãi và hơn cả, nỗi sợ nào cũng có nguyên do của nó. Ta có thể nằm ở thế chủ động nếu đồng ý rằng sự xuất hiện của sự sợ hãi như là một điều hiển nhiên. Sau đó, nên tự thông cảm và thấu hiểu chính mình để tìm ra được lý do của nỗi sợ. Với hai điều trên, ta có thể tìm được cách xử lý khó khẳn của bản thân một cách rõ ràng và hiệu quả hơn.
Tiếp theo, ta nên xem xét kĩ lưỡng về nỗi sợ của mình, để biết rằng mình đang có những vấn đề gì khiến bản thân lo lắng. Thường thường, nỗi sợ mang một khái niệm rất chung. Việc xem xét kĩ lưỡng nỗi sợ của bản thân giúp ta tìm ra được những nỗi sợ khác nằm sau nó từ đó tìm được chính xác những điều ta đang phân vân, lo ngại. Một ví dụ đơn giản về điều này là nỗi sợ bị thất bại. Thực ra ẩn đằng sau nỗi sợ bị thất bại có thể chính là nỗi sợ về lòng tự trọng. Để tìm ra được nỗi sợ nhỏ ẩn sau nỗi sợ lớn, hãy thử tự đối thoại với bản thân, thô lỗ hay nhẹ nhàng cũng được để khiến bản thân thoải mái. Càng nói chuyện về nỗi sợ của mình, ta sẽ càng thấy được rằng những nối sợ ấy thực ra rất sáo rỗng và chẳng có cớ gì bản thân phải bị kiểm soát bởi nỗi sợ ấy cả.
Thường những suy nghĩ tiêu cực sinh ra bởi một tâm trí bị sự sợ hãi ngự trị. Việc đối đầu với những giọng nói tiêu cực từ trong bản thân phần nào sẽ bớt đi được những giọng nói ấy. Ta nên nghĩ những tình huống giả định để thấu hiểu hơn sự lo lắng. Những tình huống ấy như là: Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì? Nếu sự việc đi theo chiều hướng tốt hơn thì sao? Ta có thể thu nhập được những giá trị và ý nghĩa như thế nào? Và những giá trị, ý nghĩa đó có đáng để chúng ta dấn thân vào nếu nó đủ lớn không? v.v… Nhờ công việc này, ta có thể thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực một cách dễ dàng hơn.
Việc tiếp theo chúng ta nên làm là không nên làm quá một vấn đề nào đó một cách tiêu cực. Khi đã làm quá một tình huống, ta sẽ dễ nghĩ rằng điều xấu nhất sẽ ập đến. Dần dần, nỗi sợ hãi sẽ dẫn đến những ý nghĩ không thể kiểm soát nổi và trở nên tiêu cực hơn. Lúc ấy, ta nên bình tĩnh bằng cách nhắm mắt lại và hít thật sâu. Rồi xem xét lại, ta sẽ biết hóa ra điều đó không quá nghiêm trọng như ta đã từng thấy, kiểu gì cũng sẽ giải quyết được thôi.
Một cách thú vị để thoát khỏi nỗi sợ hãi chính là tập thể dục thể thao thường xuyên. Ta sẽ luôn luôn ở trong trạng thái căng như dây đàn khi không điều khiển được nỗi sợ hãi của mình. Mặc dù là một vấn đề tâm lý bình thường nhưng nếu để lâu ngày cũng sẽ thành bệnh. Việc chịu quá nhiều áp lực sẽ dễ khiến bản thân bị trầm cảm hoặc tăng khả năng bị bệnh Alzheimer. Nếu ta chịu khó chăm chỉ luyện tập thể thao, vận động, ta không những khắc phục được những vấn đề trên, nuôi dưỡng não bộ rất nhiều mà còn đầu óc dù bận bịu nhưng lại thư thái, thoải mái hơn. Ngoài ra, tập thể dục thể thao còn giúp bạn tìm được năng lượng để cân bằng cuộc sống.
Nỗi sợ chính là yếu tố ngăn bản thân khỏi những ước mơ và hoài bão. Vậy nên, ta cần phải có thói quen về sự dung cảm để tránh bản thân bị xa với khỏi những ước mơ và hoài bão đó. Cách để xây dựng thói quen này chính là để bản thân đắm chìm trong những thử thách, vượt qua những nỗi sợ. Dũng cảm là khi mình vượt qua được nỗi sợ hãi, chứ đó không phải là một tính cách vốn có.
Kết bài, để giảm thiểu tối đa nỗi sợ hãi của bản thân. Ta hãy đối đầu với sự sợ hãi của bản thân và hành động ngay. Hãy nhìn sâu vào nỗi sợ, khuyết điểm, thiếu xót và những sai lầm của chính mình. Như thế, ta mới tìm được giải pháp để xử lý những nỗi sợ “vô lý vô cớ” ấy.