Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh Trôi Nước” của Hồ Xuân Hương

Đề bài: Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Trong cái xã hộ Phong Kiến thối nát. Cuộc sống của những người nông dân khó khăn luôn bị chà đạp, những người phụ nữ luôn phải gánh chịu những sự bất công. Những định kiến của cái xã hội đầy nghiệt ngã luôn áp đặt lên những người phụ nữ khiến họ chỉ có thể biết sống an phận thủ thường. Không có cơ hội để vươn lên trong cuộc sống, thậm chí còn bị coi thường, đối xử tàn nhẫn.

Trước cái xã hội đầy bất công đó, vẫn thật may những người phụ nữ có được một đại diện dám đứng ra đề cao người phụ nữ. Đấu tranh cho họ, châm biếm đả kích giai cấp thống trị bằng những vần thơ sâu đó là Hồ Xuân Hương. Hôm nay chúng ta hãy phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.

Đề bài: Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương
Đề bài: Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người phụ nữ:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Người phụ nữ đẹp, trắng trẻo, đầy đặn, một vẻ ngoài vô cùng xinh xắn và duyên dáng. Một câu thơ toát lên sự nhẹ nhàng “thân em”. Nhưng là một sự khẳng định vẻ đẹp của mình của một người phụ nữ “vừa trắng lại vừa tròn”.

Sự kết hợp giữa màu sắc “trắng” và hình dáng “tròn” trong câu thơ, tạo ra một sự uyển chuyển vô cùng độc đáo. Một người phụ nữ đẹp, phúc hậu đã được diễn tả vô cùng tinh tế.

Nhưng đằng sau cái vẻ đẹp trời phú đó, nhưng số phận của cái “thân em” đó thật sự là lao đao, khốn khó.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Một số phận lênh đênh, có khác nào một chiếc bánh muốn luộc nó phải thả vào nước sôi lúc nổi, lúc chìm. Số phận người phụ nữ đã được Hồ Xuân Hương miêu tả thực sự đặc sắc như một quá trình luộc bánh, và làm toát lên vẻ gian truân của họ.

Thành ngữ “ba chìm bảy nổi” đã được bà đảo thành “bảy nổi ba chìm” thực sự ấn tượng. Làm tăng thêm nỗi xót xa chua cay của cái phận đời người phụ nữ đẹp “trắng tròn” bị cái cuộc sống này chèn ép.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Đẹp thì rất đẹp, thế nhưng chẳng có ai thương hoa tiếc ngọc. Trong cái xã hội Phong Kiến đó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, vợ phải theo nhà chồng không thuận thì khéo bị mắng mỏ đánh đập. Quyền lợi cơ bản nhất của người phụ nữ hoàn toàn rơi vào tay người khác, không thể tự quyết định cho số phận của mình.

May mắn thì lấy được tấm chồng tử tế, mẹ chồng thương con dâu. Rủi thì lấy phải chồng bội bạc, nghiện cờ bạc, mẹ chồng ghen ghét. Số phận người phụ nữ là thế chẳng khác nào như “Thân em như tấm lụa đào” “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”.

Cái xã hội phong kiến đó dù có chèn ép đến đâu, dù có bất bình đẳng đến đâu. Cái thân phận “trắng tròn” xinh xắn kia vẫn phải cam chịu, vẫn luôn giữ một tấm lòng thủy chung son sắt.

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Người phụ nữ thời phong kiến không chỉ đẹp về hình thể, còn đẹp về đạo đức lẫn. Họ là những con người sống chung thủy, đã lấy chồng phải theo chồng, phục vụ nhà chồng, không hề có suy nghĩ khác.

Sóng gió cuộc đời có phũ phàng, có vùi dập “bảy nổi ba chìm” nhưng cái “tấm lòng son” đó chẳng thể nào thay đổi. Hồ Xuân Hương không những đã lột tả được vẻ đẹp của người phụ nữ. Nói về những gian truân của họ mà còn thể hiện rõ niềm tự hào về tấm lòng son sắt của người phụ nữ thời Phong Kiến.

Thông qua việc phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Chúng ta thấy đây là một tác phẩm thể hiện một giá trị nhân văn sâu sắc. Thể hiện một sự đồng cảm về số phận lênh đênh của những người phụ nữ.

Họ tuy đẹp, tuy giỏi giang nhưng đã bị cái xã hội phong kiến này đè nén, chèn ép và không có quyền tự do hay các quyền lợi cơ bản của mình. Sống trong cái xã hội đó nhưng người phụ nữ vẫn toát lên được những vẻ đẹp thuần khiết, vẻ đẹp son sắt.

Hồ Xuân Hương qua bài thơ này cũng phần nào đang rất muốn thể hiện cái khát khao muốn đòi một chút quyền lợi cho những người phụ nữ. Lại đang phải chịu sự giày vò của cuộc sống mà vẫn đang âm thầm chịu đựng.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ "Bánh Trôi Nước" của Hồ Xuân Hương”

liONB – Downloaded 513 times –

Xem thêm:
– Phân tích bài thơ “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
– Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu.
– Phân tích tình yêu thiên nhiên và tâm trạng của Hàn Mặc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.