Bình giảng bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa..anh tiếc lắm thay”

Đề bài: Bình giảng bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa…anh tiếc lắm thay” để thấy được một giai thoại bi kịch trong tình yêu.

Bình giảng bài ca dao "Trèo lên cây bưởi hái hoa..anh tiếc lắm thay"
Bình giảng bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa..anh tiếc lắm thay”

Kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú. Với nhiều thể loại và chủ đề khác nhau. Trong đó chủ đề về tình yêu luôn đem lại cho chúng ta những cảm xúc vô bờ bến. Một trong những bài ca dao tiêu biểu về tình yêu đó là bài “Trèo lên cây bưởi hái hoa…”.

Đây là một bài ca dao nói về một câu chuyện tình yêu, với những bi kịch sầu thương nhớ. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau bình giảng bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa…anh tiếc lắm thay” để thấy được một giai thoại trong tình yêu.

Mở đầu của bài ca dao là hành động của chàng trai:

“Trèo lên cây bưởi hái hoa

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân”

Những câu ca dao trên là những hình ảnh ẩn dụ về việc chàng trai đang đi tìm tình yêu của mình. Với các hành động “trèo” và bước xuống. Nhưng thời gian cứ trôi đi, cuộc sống cũng thay đổi, ra hoa thì cũng phải kết trái. “nụ tầm xuân” rồi cũng phải “nở ra xanh biếc”. Tuổi xuân của người con gái cũng trôi đi theo năm tháng và cũng đã có những sự thay đổi.

“Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Em có chồng anh tiếc lắm thay!”.

Thông thường nụ tầm xuân thường có màu trắng. Nhưng trong bài ca dao nó lại có màu xanh biếc. Bởi vì người con gái đã đi lấy chồng, chàng trai không còn thấy nụ tầm xuân đó có màu trắng tinh khôi nữa, mà thay vào đó là một màu xanh biếc. Những kỷ niệm của một tình yêu đẹp của tuổi trẻ đã qua đi.

Người con gái ấy đã tuột khỏi trái tim của chàng trai đến với người khác. Và giờ đây còn biết làm gì ngoài việc ngắm nhìn những nụ tầm xuân kia mà cũng cảm thấy thấy rầu rĩ và tiếc nuối. Chấp nhận việc người con gái mình yêu đã đi lấy chồng.

Cô gái cũng đáp lại sau khi nghe những lời giãi bày của chàng trai:

“Ba đồng một mớ trầu cau

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không”

Như là một lời trách móc chàng trai. Chỉ ngồi đó mà than vãn, sao lúc có cơ hội không hỏi cưới cô đi. Mà đến bây giờ khi cô gái lấy chồng mới nuối tiếc. Cô gái cũng thể hiện rõ rằng mình đâu có cần gì cao sang quá, đâu có đòi hỏi gì nhiều. Chỉ cần vài “ba đồng” “mớ trầu cau” là có thể xin cưới rồi mà cũng không làm được. Con gái có xuân có thì, cô đến tuổi rồi cũng phải gả chồng. Tất nhiên chàng trai không thể làm nổi những việc xin cưới cô thì chắc chắn cha mẹ cô cũng phải cho cô đi lấy chồng, và gia đình cô đã nhận trầu cau nhà khác.

Giờ tiếc nuối thì có lẽ cũng đã quá muộn, những ngày xưa đó cũng chẳng còn nữa, giờ mỗi người sẽ mỗi ngả. Cô gái đã lấy chồng, và phải theo nhà chồng chẳng khác gì con chim trong lồng, con cá cắn câu. Cô đã không còn tự do nữa.

“Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá cắn câu.”

Cô giãi bày hoàn cảnh của mình hơn nữa”

“Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Cuộc sống thực tại của cô gái khi sống bên nhà chồng. Mọi thứ dường như đang phải chịu sự sắp đặt của nhà chồng. Những nút thắt trong cuộc sống, dường như không thể gỡ. Cuộc sống của một con chim trong lồng chỉ có thể nhảy nhót trong đó. Như bị cầm tù giam hãm không biết nay đây mai đó liệu có lúc nào được tự do hay không.

Đây chính là một bi kịch của cuộc sống, những người yêu nhau không thể đến được với nhau. Và phải chấp nhận một sự thật cô gái và chàng trai mình yêu sẽ chẳng thể nào có thể trở lại như xưa. Chẳng thể nào đến với nhau được bởi đạo lý của lễ giáo. Những sự day dứt trong lòng có lẽ cũng chỉ biết ngậm ngùi để đấy, cũng chẳng thể thổ lộ được với ai.

Qua bài ca dao chúng ta đã thấy được tình yêu thật thiêng liên và đẹp đẽ. Nhưng cuộc sống lễ giáo có lẽ chính là tấm bi kịch khiến cho những lứa đôi yêu nhau không thể đến được với nhau. Thứ tình yêu đó nhiều khi bị chính cái xã hội phong kiến thời đó làm cho tan nát. Con cái cha mẹ đặt đâu thì phải ngồi đấy, cưới xin phải môn đăng hộ đối.

Chàng trai cũng chỉ biết ngồi đó nuối tiếc và thương nhớ. Người con gái cũng chỉ biết thứ tình yêu đó đã chấm dứt giờ đây mình phải theo đạo bên chồng. Mặc dù có thể đó là một cuộc sống “chim trong lồng” “cá trong chậu” nhưng vẫn phải chấp nhận. Bởi vì đó chính là nhân phẩm, là danh dự của bản thân.

Xem thêm:
– Nghị luận Bình Ngô Đại Cáo một tác phẩm của Nguyễn Trãi
– Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trong bài Đất Nước
– Cảm nhận về bài thơ Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)