Hãy làm rõ dòng cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng và khi ra về ở hai khổ thơ cuối “Viếng lăng Bác”

Đề bài: Hãy làm rõ dòng cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng và khi ra về ở hai khổ thơ cuối “Viếng lăng Bác

Hãy làm rõ dòng cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng và khi ra về ở hai khổ thơ cuối “Viếng lăng Bác”
Hãy làm rõ dòng cảm xúc của Viễn Phương khi vào lăng và khi ra về ở hai khổ thơ cuối “Viếng lăng Bác”

Viễn Phương (1928 – 2005) tên khai sinh là Phan Thanh Viễn. Người đã hoạt động ở chiến trường Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời chống Mỹ. Thơ của ông vốn nổi tiếng là giàu chất mơ mộng ngay cả lúc phải trải qua giai đoạn khó khăn.

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi. Đất nước ta được giải phóng hoàn toàn và cũng là lúc công trình lăng Bác được xây dựng, Viễn Phương đã có dịp ra Bắc viếng Người. Cũng trong dịp đó, bài thơ “Viếng lăng Bác” được ra đời và in trong tập “Như mây mùa xuân” (1978). Đọc bài thơ, chúng ta có thể thấy rõ niềm cảm xúc nghẹn ngào của tác giả khi viếng cũng như nỗi lưu luyến bịn rịn lúc phải rời đi.

Khổ thơ thứ ba mang niềm xúc động nghẹn ngào của Viễn Phương khi nhìn thấy Bác:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.”

Hai câu thơ đã diễn tả chính xác và tinh tế: khi nằm trong lăng, Bác đang ngủ bình yên thanh thản trong vàng sáng trong trẻo cùng không gian tính lặng thiêng liên và nhà thơ đã liên tưởng vầng sáng ấy với ánh trăng dịu hiền. Nhà thơ mong muốn những gì gắn bó thân thương với Bác sẽ luôn ở bên Người.

Xem thêm>>> Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng Lẽ SaPa”

Với Bác, trăng là người bạn tri âm tri kỉ, trăng đã đồng hành cùng bác trong chốn lao tù, trên chiến trận và giờ đây. Bác mãi mãi ngủ cùng ánh trăng bình yên và trăng sẽ vĩnh viễn bên Người. Với hình ảnh “vầng trăng”, phải chăng nhà thơ muốn tạo ra hệ thống hình ảnh vũ trụ để ví với Bác. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền ấy còn gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Người.

Bác có lúc như mặt trăng ấm áp, có lúc dịu hiền tựa ánh trăng, đó cũng chính là biểu hiện của sự vĩ đại trong con người Bác. Bằng hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”, tác giả đã khẳng định Bác đã ra đi nhưng Bác lại hóa thân và thiên nhiên đất trời. Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước, sống mãi với nhân dân như bầu trời xanh kia vĩnh viễn ở trên cao. Dù tin như thế nhưng nhà thơ không thể không đau xót vì sư ra đi của Người.

Nỗi đau xót ấy đã biểu hiện rất cụ thể và trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Nỗi đau ngoặt thắt tê tái trong sâu thẳm tâm hồn tác giả như hàng ngàn cây số đâm vào trái tim thổn thức. Tóm lại, đó chính là sự rung cảm chân thành mà sâu sắc của nhà thơ dành cho Người.

Khổ thơ cuối đã diễn tả tâm trạng bịn rịn lưu luyến của nhà thơ rằng ông chỉ muốn được ở mãi bên Người:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một tiếng khóc thổn thức cố kìm nén lại nỗi đau chia ly. Từ “trào” đã diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, đó là sự luyến tiếc bịn rịn không muốn rời xa. Đó cũng chính là tâm trạng của muôn triệu trái tim nhỏ bé cùng chung nỗi đau như của nhà thơ. Lời thơ giản dị nhưng cũng diễn tả tình thương thật sâu lắng, thiết tha. Lúc sắp xa mới là lúc muốn ở lại, qua ba câu thơ cuối, Viễn Phương muốn làm một cái gì đó dù là rất nhỏ cho bác.

Xem thêm>>> Phân tích tác phẩm “Bến quê”của Nguyễn Minh Châu

Điệp ngữ “muốn làm” được nhắc lại ba lần tạo nên âm hưởng dồn dập, thể hiện dòng cảm xúc đang cuồn cuộn tuôn trào. Đó chính là ước muốn cháy bỏng được hóa thân thành những sự vật ở quanh Bác, dù chỉ là một chú chim cất cao tiếng hót, một đó hoa tỏa hương thơm bên lăng hay là một cây tre giữ mãi giấc ngủ bình yên cho Người. Hình ảnh cây tre một lần nữa xuất hiện ở lại trong một khổ thơ cuối nhưng đã hóa thành “cây tre trung hiếu” và bổ sung cho hình tượng cây tre Việt Nam với một nét nghĩa mới.

“Trung” và “hiếu” là hai phẩm chất quan trọng của mỗi người. Trong quan niệm dân gian, kẻ làm tôi phải trung thành với chủ, phận làm con phải có hiếu với cha mẹ nhưng ngày nay, hai phẩm chất ấy còn được vận dụng trong những giá trị đạo đức mở rộng hơn: “trung với nước, hiếu với dân”.

Hình ảnh hàng tre lặp lại này đã làm hoàn thiện vẻ đẹp của cây tre, biểu tượng con người Việt Nam. Dân tộc ta là vậy, rất kiên trì, bền bỉ, có sức sống mạnh mẽ, hiên ngang, bất khuất trước bão táp mưa sa và cũng rất đậm đà tình người. Kết lại, có thể nói rằng ước nguyện thành kính của Viễn Phương cũng chính là ước nguyện chung của mọi người dân Việt Nam ta.

Xem thêm>>> Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

Chỉ là đi viếng Bác thôi mà Viễn Phương cũng khiến được người đọc thấy được những cảm xúc nhất định. Nhà thơ đã viết nên những câu từ chứa đựng bao tình cảm, tình yêu của người con Nam Bộ với Bác. Ngoài ra, bài thơ còn khiến ta liên tưởng tới câu nói của Tố Hữu:

“Hồ Chí Minh – Người ở khắp muôn nơi.”

Việc Bác ra đi đã để lại một khoảng trống quá lớn cho cả dân tộc nhưng sự hiện diện của Bác thì lại mãi bất tử trong lòng mỗi người con Việt Nam. Bác ra đi nhưng lý tưởng, ý chí và phẩm chất của Người vẫn ở lại để thay Người làm “mặt trời” soi tỏ con đường mà dân tộc Việt Nam muốn hướng tới và lại đem vinh quang trở về.

Xem thêm>>> Làm rõ cảm xúc thành kính biết ơn Bác của tác giả qua hai khổ thơ đầu “Viếng Lăng Bác”