Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng Lẽ SaPa”

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Thành Long nổi lên là một cây bút tiêu biểu cho nền văn xuôi Cách mạng Việt Nam với hai thể loại truyện ngắn và ký. Những tác phẩm của Nguyễn Thành Long có lối viết vừa chân thực,vừa mộc mạc, lại giàu chất trữ tình.

Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo hình tượng đẹp, ngôn ngữ trong trẻo, nhẹ nhàng,  tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu. Lặng lẽ Sa Pa là một  trong những tác phẩm tiêu biểu của ông.

Truyện được viết năm 1970, với tên truyện ta thấy sa pa là một nơi yên lặng để có thể nghỉ ngơi nhưng cạnh vẻ bề ngoài đó chính là sự sôi nổi của tuổi trẻ. Và anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa chính là chân dung tiểu biểu cho vẻ đẹp con người Việt Nam trong quá trình lao động, xây dựng cuộc sống mới.

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng Lẽ SaPa”
Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng Lẽ SaPa”

Tác giả đặt nhan đề là “Lặng lẽ Sa Pa” vì ở đây, trên vùng đất Sa Pa lạnh lẽo quanh năm chỉ có gió và sương mù bao phủ, lại có những con người dốc hết sức mình làm việc phục vụ Tổ Quốc.

Họ là những con người không có tên cụ thể, mà chỉ là những cái tên gắn liền với công việc của họ như:. Anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn, ông kỹ sư vườn rau hay anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét…

Họ là những con người có suy nghĩ thật đúng đắn về công việc, về cuộc sống, ngày ngày cống hiến hết mình cho đất nước. Họ làm việc âm thầm, lặng lẽ, luôn mong muốn cống hiến sức lực của mình để xây dựng nước nhà…

Vẻ đẹp núi rừng Sa Pa hiện lên hùng vĩ nhưng cũng chỉ là làm nền để nổi bật lên vẻ đẹp của những con người ở đây, cũng như vẻ đẹp và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

Tác giả đã xây dựng một  tình  huống truyện khá đơn giản. Đó là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy. Ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm chốc lát nơi ở và làm việc của anh thanh niên.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác, đặt biêt là ông họa sĩ già. Chính vì thế nhân vật chính không chỉ hiện lên một cách tự nhiên. Mà còn được soi chiếu đánh giá từ cái nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác.

Anh thanh niên là nhân vật chính của truyện, dù không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc trò chuyện gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật kia với anh. Khi xe của họ dừng lại nghỉ những đã đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận ấn tượng. Một “ký họa chân dung” về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở vốn có của nơi núi cao ở Sa Pa.

Anh là người có suy nghĩ đúng đắn về công việc, quan niệm về cuộc sống và hạnh phúc. Anh là người có hoàn cảnh sống và làm việc khá đặc biệt: một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Quanh năm suốt tháng cô độc chỉ có cây cỏ và may mù lạnh lẽo. Nhưng anh thậm chí còn ước mơ được làm ở nơi cao hơn:. Đó là đỉnh Phan-xi-păng.

Bởi theo anh với người làm khí tượng, ở càng cao điều kiện làm việc càng lí tưởng. Công việc của anh là:. “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Ngày đêm 4 lần (1 giờ sáng, 4 giờ sáng, 11 giờ trưa và 19 giờ tối) đều đặn và chính xác.

Công việc này đỏi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao dù nắng mưa, gió bão, nửa đêm tuyết rơi đều phải đi ốp. Anh không cho công việc của mình là cô đơn bởi khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Bên cạnh đó anh hiểu sâu sắc ý nghĩa công việc của mình dù gian khổ. Phải đi ốp vào một hai giờ sáng nhưng qua những lời bộc bạch chân thành của anh với mọi người:

“Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”.

Tuy nhiên cái gian khổ của công việc chưa đáng sợ bằng cái gian khổ của hoàn cảnh sống, đó là sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng không một bóng người. Anh muốn gặp người đến nỗi phải kiểm kê dừng xe qua đường để được gặp người qua lại.

Cả về điều kiện sống vãn công việc quả thực là một sự khó khăn thử thách rất lớn đối với anh thanh niên. Nhưng anh đã vượt qua những sự khó khăn đó bằng sự quyết tâm, nỗ lực cùng với những suy nghĩ cống hiến cho Tổ Quốc.

Đây là những quan niệm đúng đắn, cùng với suy nghĩ giản dị mộc mạc, thể hiện lí tưởng sống cao đẹp, lành mạnh của anh thanh niên. Về hạnh phúc, đối với anh hạnh phúc là khi góp sức mình vào sự nghiệp chung của đất nước. Khi biết một lần phát hiện kịp thời đám mây đã giúp quân ta tiêu diệt được máy bay địch trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình vô cùng hạnh phúc.

Anh ý thức được công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình, không bao giờ tô đậm cái gian khổ của công việc. Nhưng nhấn mạnh hạnh phúc khi biết mình có thể cống hiến cho Tổ Quốc. Trong công việc và trong cuộc sống anh luôn nghiêm túc, có tính kỉ luật cao, luôn sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc.

Nhưng cuộc sống của anh không hề cô đơn vì anh còn có những niềm vui khác nữa bê ngoài công việc. Nơi anh ở có một vườn hoa rực rỡ đủ màu, anh nuôi cả đàn gà và trồng cả những luống rau để tự cung tự cấp phục vụ cho cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, anh còn thích đọc sách bởi anh thấy khi anh đọc sách luôn cảm thấy như thể có người bầu bạn cùng trò chuyện.

Thế giới riêng của anh là công việc “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy độ đàm”. Cuộc sống riêng của anh “ thu gọn lại một gác trái gian với chiếc giường con, một chiếc giường ngủ và một giá sách”.

Khi mời ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp lên nhà chơi. Xong anh chạy về trước không phải là anh “chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn” như ông họa sĩ nghĩ mà anh chạy về trước để cắt hoa, pha trà đón khách…

Mặt khác anh là người cởi mở, chân thành, chu đáo , cẩn thận và quý trọng mọi người. Anh gửi gói thuốc cho vợ bác lái xe, tặng trứng cho mọi người, hái hoa tặng cô kĩ sư. Tất cả cử chỉ đó đều là đến từ sự chân thành của anh đối với mọi người.

Anh còn là người rất khiêm tốn, luôn cảm thấy công việc và sự đóng góp của mình còn quá nhỏ bé. Thành thực cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe dành cho mình là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé.

Anh vẫn thua bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp ra chiến trường đánh giặc. Khi ông họa sĩ kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu những người mà anh cho rằng là xứng đáng hơn anh nhiều:. Như là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét..

Hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa thật đáng khâm phục. Dù anh chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc của truyện, nhưng bằng vài chi tiết tiêu biểu. Tác giả đã họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc:. Anh là người có lí tưởng sống đẹp,  có ý nghĩa và tràn đầy sự chân thành.

Anh luôn nghĩ và cống hiến hết sức mình cho đất nước không ngại khó khăn gian khổ. Là tấm gương tiêu biểu là động lực cho thế hệ trẻ của đất nước đang lặng thầm góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Với cách kể chuyện tự nhiên giản dị, càng làm cho hình tượng anh thanh niên gần gũi, thân thiện với mọi người. Câu truyện khiến ta thêm yêu con người và cuộc sống, thấy được ý nghĩa và niềm vui của lao động vì những mục đích chân chính một cách tự giác.

Tác giả khắc họa hình ảnh nhân vật anh thanh niên thật đẹp, thật giản dị và mộc mạc biết bao. Người thanh niên quên đi cái lợi cho bản thân mà hướng đến lợi ích của nước nhà. Bằng tinh thần và suy nghĩ giản dị đẹp đẽ anh đã luôn vượt qua khó khăn gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó, người đọc thấy được trách nhiệm của mình với sự nghiệp chung của đất nước. Thôi thúc ta rèn luyện bản thân để sống đẹp và làm gì đó có ích cho xã hội.