Đề bài: Phân tích câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Giá trị nhân văn của một con người thể hiện ở sự đồng cảm sâu sắc với những số phận khó khăn. Sự tương thân tương ái trong cuộc sống là một truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ta. Nó thể hiện nét đẹp giữa người với người, cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn gian khổ.
Rất nhiều câu thành ngữ, tục ngữ nói về sự tương thân tương ái này như: “lá lành đùm lá rách”. “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. “thương người như thể thương thân”. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” để thấy được tình tương thân tương ái là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
Chúng ta đã và đang sống trong một xã hội. Xung quanh chúng ta là các mối quan hệ ràng buộc. Giữa người với người, con người với công việc. Sống ở trên đời chúng ta khó có thể làm ngơ với những gì đang diễn ra.
Cuộc sống có lúc này lúc khác, lúc thịnh lúc suy. Khi gặp phải những hoàn cảnh khó khăn. Giang đôi tay ra giúp đỡ sẽ là cách để chúng ta tích thiện, thể hiện tình người.
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” là một câu tục ngữ rất thâm thúy. Hình ảnh “con ngựa đau” ở đây chính là sự phản ánh cuộc sống khó khăn trở ngại mà mỗi con người sẽ có thể gặp phải. “Cả tàu bỏ cỏ” là biểu tượng cho cả một cộng đồng tập thể người trong xã hội. Cả câu tục ngữ với ý nghĩa là: Trong cuộc sống này luôn có những khó khăn bất trắc mà chúng ta hoặc ai đó có thể gặp phải.
Nhưng sẽ không là cô độc bởi vì xung quanh ta vẫn còn một tập thể người sẽ có những người sẵn sàng giúp đỡ tương trợ người khác. Đó là những tấm lòng nhân ái, luôn có sự đồng cảm với những khó khăn của người khác. Cuộc sống này đôi khi chỉ là một sự hỗ trợ về tinh thần. Chưa cần phải nói đến vật chất cũng có thể thắp sáng thêm niềm tin giúp chúng ta vượt qua những khó khăn gian khổ.
Yêu thương lẫn nhau, đoàn kết lẫn nhau vốn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhờ có lòng tương thân tương ái, đoàn kết mà dân tộc Việt Nam ta. Đã phát huy được sức mạnh to lớn đánh bại bao kẻ thù xâm lược. Xây dựng được một đất nước độc lập, hòa bình như ngày nay.
Tình yêu thương đoàn kết chính là sợi dây chỉ kết nối sức mạnh giành thắng lợi.
Không chỉ trong thời chiến, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta mới mạnh mẽ như vậy. Và ngay cả khi hòa bình đã lập lại. Thì cái truyền thống tốt đẹp ấy vẫn đang được phát huy, duy trì. Trong xã hội Việt Nam ngày nay vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn. Những con người gặp bất hạnh trong cuộc sống. Nhưng những cá nhân khác trong xã hội luôn có ý thức giúp đỡ, hỗ trợ. Không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần cho những con người gặp bất hạnh ấy, giúp đỡ họ vươn lên trong cuộc sống.
Điển hình của lòng tương thân tương ái trong thời đại ngày nay đó chính là: khi đồng bào miền Trung gặp những trận bão lớn, hay lũ lụt. Thì khi đó cả nước ta tất cả lại chung tay nhau quyên góp tiền bạc, quần áo, lương thực để tương trợ cho đồng bào bị bão lụt. Không chỉ thế chúng ta còn có những chương trình quyên góp xây dựng nhà cửa, nhà tình nghĩa… . Giúp đỡ những người nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn.
Tình yêu thương lẫn nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
Phân tích câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” chúng ta thấy được tình người sâu sắc biết bao. Mỗi con người sống trong xã hội ngày nó như là một bộ phận trên cơ thể. Khi có một bộ phận gặp tai ương hay đau khổ thì những bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó việc đồng cảm lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau. Giúp nhau vượt qua khó khăn gian khổ sẽ tạo nên sức mạnh của cả một cộng đồng. Để cùng nhau hướng tới một chân thiện mỹ của cuộc sống, cùng nhau phát triển tương lai.
“ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” là một câu tục ngữ thể hiện được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Do đó, chúng ta, những thế hệ tương lai của đất nước phải có trách nhiệm duy trì, bảo vệ truyền thống ấy.
Xem thêm:
– Phân tích câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
– Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh Trôi Nước”của Hồ Xuân Hương
– Phân tích và nói lên những cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”của bà Huyện Thanh Quan