Phân tích và nói lên những cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan

Đề bài: Phân tích và nói lên những cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan

Trong cái xã hội phong kiến không dễ gì có được một nữ thi sĩ. Bởi trong cái xã hội đó, người phụ nữ luôn bị chèn ép, không có thực quyền, không được tiếp xúc nhiều với học vấn. Thế nhưng trong nền thi ca cổ đại của Việt Nam vẫn xuất hiện những nhà thơ nữ, tiêu biểu đó chính là bà Huyện Thanh Quan. Một tác giả đã quá quen thuộc với chúng ta qua bài thơ “Qua đèo ngang”.

Đây là một bài thơ rất hay thể hiện một nỗi buồn chán cô đơn của tác giả trong khung cảnh hoàng hôn hoang sơ vùng sơn cốc, với những nỗi nhớ về quê hương da diết. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích và nói lên những cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan.

Phân tích và nói lên những cảm nghĩ về bài thơ "Qua đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan
Phân tích và nói lên những cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan

Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ hiếm hoi của nền thi ca cổ đại của Việt Nam ta. Bà Huyện Thanh Quan có văn phong nhẹ nhàng sâu sắc, chứa đựng những tâm tư tình cảm sâu lắng, chất chứa trong lòng thông qua những lời thơ ẩn ý ngụ tình.

Bài thơ “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay thể hiện sự cô đơn, buồn chán của tác giả trước cảnh hoàng hôn ở vùng đất hoang sơ cùng cốc. Một thân một mình với những nỗi buồn khi nhớ về quê hương nơi xa xôi.

Bài thơ “Qua đèo ngang” được viết theo phong cách thơ thất ngôn bát cú. Tuy rất ngắn gọn, nhưng đã lột tả được tâm trạng và cảm xúc của nữ thi sĩ trước cảnh chiều tà hoang vắng. Đó cũng chính là phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan. Văn phong nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu lắng, lời thơ ẩn chứa ngụ tình.

Mở đâu bài thơ là hình ảnh cảnh vật của đèo Ngang

“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa”

Một không gian hiện ra ở đèo Ngang lúc buổi chiều “xế tà” màn đêm tối sắp buông xuống. Cảm giác thanh tịnh sắp chìm vào nhưng vẫn đủ để thấy được cỏ cây, hoa lá nơi đây. Đèo Ngang lúc chiều xế tà vẫn rất đẹp, với muôn và hoa lá cỏ cây mọc chen chúc nhau xen vào nhau. Một bức tranh khung cảnh được viết nên rất giản dị nhưng rất đẹp vào buổi chiều tà đầy sinh động.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Tô điểm thêm cho bức tranh cảnh vật trên, đó là hình ảnh của những con người nhỏ bé ở phía dưới chân núi với dáng vẻ “khó khăn”. Đang cặm cụi với công việc lao động thường ngày. Một sự bé nhỏ của con người trước một thiên nhiên rộng lớn. Rồi tiếp đó là hình ảnh những ngôi nhà “lác đác” bên dòng sông. Một cái cảm giác buồn man mác trong lòng.

Bốn câu thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh thực sự bình dị nơi thôn quê yên ả. Cuộc sống ở nơi đây dường như rất yên bình, vắng vẻ. Nhưng ở đó có một vẻ đẹp tuyệt vời của làng quê thôn dã của Việt Nam. Và khi ngắm nhìn vào bức tranh đó thì không thể nào không rung động trái tim.

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da”

Trái tim của thi nhân đã hiện lên nỗi nhớ nước, thương nhà. Bởi những tiếng kêu của tiếng chim cuốc, da da trong cái khung cảnh yên bình đó. Những âm hưởng da diết làm lay động lòng người, khiến phải nao lòng. Tiếng chim cuốc trên những cánh đồng thường gợi nỗi nhớ quê hương đã được nhà thơ phác họa trong bài thơ này. Nỗi nhớ đau xé lòng đã được nhân lên khi sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa “nhớ nước” và “thương nhà”, “cuốc cuốc” và “gia gia”. Âm hưởng của câu thơ vang lên như một khúc nhạc buồn, da diết.

“Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Nỗi buồn bao trùm lên, và trước phong cảnh thôn dã lay động lòng người với những tiếng chim cuốc kêu quen thuộc của quê hương. Thi sĩ đã dừng lại để ngắm nhìn thật kỹ non nước quê hương. Để cảm nhận về khung trời bao la rộng lớn. Và trong cái khung cảnh đó chỉ có một mình trong một sự cô đơn “một mảnh tình”.

Trong cái bối cảnh lịch sử rối ren, đầy sóng gió thế này. Tâm trạng của những thi nhân như bà Huyện Thanh Quan không thể nào có thể vui lên được. Luôn chứa đựng những tâm trạng buồn hiu hắt. Và thông qua cảnh vật, cuộc sống họ đã viết nên những bài thơ thật hay thật độc đáo. Những bài thơ như những vộng điệu trầm bổng du dương với những biện pháp tu từ nghệ thuật độc đáo. “Qua đèo ngang” thực sự là một bài thơ đi vào lòng người với những cảm xúc khó quên.

Xem thêm:
– Phân tích và nói lên những cảm nhận về bài thơ Viếng Lăng Bác
– Phân tích và cảm nhận về bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật
– Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên