Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, Bài 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, Bài 1: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

* Cách viết bài văn về một tư tưởng đạo lí.
– Các bước làm bài: tìm hiểu đề, lập dàn ý. viết bài, sửa chữa.
– Một số nội dung cơ bản của kiểu bài nghị luân này:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề nghị luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về tư tưởng, đạo lí và hành động.
* Vận dụng để làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

*. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.

Câu 2. Làm một bài nghị luân về một tư tưởng đạo lí có các bước như thế nào?

Làm một bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí cần qua bốn bước:
– Tìm hiểu đề.
– Lập dàn ý.
– Viết bài
– Sửa chữa, hoàn chỉnh bài viết.

Câu 3. Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có yêu cầu về nội dung như thế nào?
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học về tư tưởng, đạo lí và hành động.

Câu 4. Vận dụng tri thức về kiểu bài để tìm hiểu đề, lập ý cho đề văn sau:

Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:
“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
* Vận dụng:
4.1. Phân tích đề.
– Yêu cầu về nội dung:
+ Ý kiến của UNESCO đề xướng về mục đích học tập.
+ Những mục đích học tập đó là: học để tích lũy, nâng cao nhận thức (biết), học để có kĩ năng tự phục vụ và cống hiến (làm), học để hòa nhập, chung sống trong cộng đồng (chung sống), học để ngày càng hoàn thiện mình (khẳng định).
+ Với thanh niên, học sinh ngày nay phải xác định mục đích học tập và có nghị lực, bản lĩnh để học tệp.
– Yêu cầu về phương thức thể hiện:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
+ Các thao tác lập luận cần sử dụng: giải thích, phân tích, chứng minh và bình luận.
– Phạm vi giới hạn: bài làm sử dụng tư liệu thuộc lĩnh vực thời sự xã hội và cuộc sống.
4.2. Lập dàn ý.
a. Mở bài
– Việc học tập có nhiều mục đích khác nhau, có những quan niệm khác nhau về mục đích học tập.
– Quan niệm về mục đích của UNESCO là quan niệm đúng đắn, mang tầm thời đại, có tính phổ quát, nhân loại.
– Trích dẫn.
– Hiểu rõ mục đích học tập mà UNESCO nêu ra, chúng ta mới có quan nệm đầy đủ và đúng đắn về việc học để học tập có hiệu quả cao.
b. Thân bài.
– Giải thích ngắn về các mệnh đề:
+ Học để biết nghĩa là gì?
+ Học để làm nghĩa là gì?
+ Thế nào là học để chung sống?
+ Thế nào là học để tự khẳng định mình?
– Giải thích nguyên nhân:
+ Tại sao lại cần phải “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.?
+ Tại sao UNESCO lại đề xướng vấn đề này.
– Tổng hợp:
+ Nêu ý nghĩa của bản thân đánh giá về cách nhìn nhận mục đích của học tập.
+ Liên hệ với mục đích học tập của bản thân và các bạn cùng trường lớp.
c. Kết bài:
– Tán thành vấn đề mục đích học tập mà UNESCO nêu lên.
– Đặt ra những nhiệm vụ cụ thể để việc học đạt được những mục đích đó.

Leave a Comment