Phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin để thấy được tình yêu bất diệt

Đề bài: Phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin để thấy được tình yêu bất diệt, thấy được cái đẹp trong tình yêu qua bài thơ.

Phân tích bài thơ "Tôi yêu em" của Puskin để thấy được tình yêu bất diệt
Phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin để thấy được tình yêu bất diệt

Puskin được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”. Ông là một nhà thơ vĩ đại nhất của nước nga. Những tác phẩm thơ ca của ông đã đặt nền móng cho văn học nước nhà. Những tác phẩm đậm chất trữ tình làm say đắm bao người đọc. Là một nhà thơ đa năng ở nhiều thể loại thơ, thế nhưng tất cả những tác phẩm của Puskin luôn đạt được những thành tự xuất sắc.

Một trong những tác phẩm để đời của ông, cũng là để đời cho văn chương thế giới đó chính là bài thơ “Tôi yêu em”. Đây là một bài thơ tình nổi tiếng nhất của Puskin, đã được toàn thế giới đón nhận. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin. Và để thấy được tình yêu bất diệt, cái đẹp trong tình yêu vĩ đại.

Xem thêm>>> Phân tích tình yêu thiên nhiên và tâm trạng của Hàn Mặc Tử qua bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Đối với người Nga, tình yêu là một sự lớn lao, một sự vĩ đại của cuộc sống. Câu nói “Tôi yêu em” không chỉ đơn thuần là sự bày tỏ tình cảm. Mà nó còn là sự thể hiện tính bền vững của tình yêu. Còn đối với Puskin thì sao? Liệu có một ngoại lệ nào đối với ông hay không? Không thể nào, với ông tình yêu đó luôn luôn bất diệt. Luôn luôn thường trực trong trái tim và tâm hồn ông.

Mở đầu bài thơ là một câu thơ chứa đựng những mâu thuẫn, giằng xé:

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”

Đây là một sự giãi bày tình yêu vô cùng chân thành và giản dị. Sau khi đọc câu thơ đầu dường người đọc có cảm nhận cái tình yêu mà tác giả dành cho người mình yêu, đến nay dường như đã có một sự giới hạn. “Có thể” ở đây là có thể còn yêu nữa hay chăng chăng? Hay cũng đã có một sự thay đổi trong tình yêu?.

Và câu thơ sau nói đến cái tình yêu, với cái “Ngọn lửa tình” vẫn đang cháy, vẫn chưa tàn phai. Và có lẽ nhà thơ vẫn đang trong cái tình yêu đó. Hai câu thơ đầu dính là một sự giãi bày cái cảm xúc về tình yêu. Nhưng khi đọc đến hai câu thơ sau, đây chính là một sự thể hiện của lí trí, một sự dứt khoát. Tác giả không muốn người mình yêu phải có sự buồn lòng, không phải sống trong những suy nghĩ đau buồn.

Xem thêm>>> Vì sao đêm đêm chị em Liên cố thức đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Có phải tác giả sẽ không còn “yêu em” nữa không? Điều gì đã khiến người ông yêu phải đau buồn. Có lẽ chỉ tác giả mới biết, và người yêu của tác giả mới biết. Nhưng người đọc cũng phần nào thầm hiểu. Có một điều gì đó đã xảy ra khiến cho cái tình yêu kia đã rạn nứt và vẫn còn đó hai người vẫn đang cố níu kéo. Nhưng tác giả, là một người đàn ông thực thụ, một người trao cái tình yêu chân thành. Muốn người mình yêu hãy từ bỏ mình đi để không còn u buồn suy nghĩ. Còn bản thân tác giả vẫn đang yêu, và tình yêu đó đã trở nên cao thượng, ông muốn giành những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu thương.

Bốn câu thơ cuối là một sự giằng xé, mẫu thuẫn trong tâm trí nhà thơ:

“Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng

Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen.

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

Vẫn yêu người con gái ấy trong sự âm thầm, nhưng lại không hề hi vọng níu kéo tình yêu đó. Phải từ bỏ cái tình yêu ấy thực sự quá là đau đớn. Hàng loạt điệp khúc “tôi yêu em” được lặp đi lặp lại. Khiến cho người đọc thấy được tâm trạng của tác giả thay đổi liên tục không ngừng, tình yêu đan xen với những mâu thuẫn. Muốn từ bỏ nhưng trong lòng lại có sự ghen tuông, yêu trong sự âm thầm nhưng lại không hề nuôi hi vọng. Muốn cho người mình yêu tìm thấy được một tình yêu chân thành khác.

Dù có thế nào đi chăng nữa, nhà thơ vẫn luôn muốn cho người mình yêu có được tình yêu đẹp nhất, hạnh phúc nhất.

Và câu thơ cuối cùng như là một lời khẳng định tình yêu mà nhà thơ dành cho cô gái đó thực sự là một tình yêu lớn lao nhất khó có thể vượt qua, chỉ có thể chạm tới ngưỡng. Trong lời cầu chúc đó, thực sự là một điều cao cả trong tình yêu.

Sau khi Phân tích bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin chúng ta thấy được một tình yêu đẹp. Một tình yêu bất diệt và cao cả của nhà thơ dành cho người mình yêu. Bài thơ với những ngôn từ thật giản dị nhưng bộc lộ được sự chân thành trong tình yêu. Một tấm lòng bao dung vô cùng lớn lao trong tình yêu. Bài thơ thực sự là một giai điệu của tình yêu đáng trân trọng.

Xem thêm:
– Cảm nhận về bài Chiều tối của Hồ Chí Minh lớp 11
– Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Thương vợ của Tú Xương
– Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao