Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương

Đề bài: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.

Trong kho tàng văn học Việt Nam hình ảnh người phụ nữ là một chủ đề được đề cập đến khá nhiều. Trong thơ ca thời kỳ phong kiến, người phụ nữ vốn được biết đến là những không có quyền tự quyết cho cuộc sống của mình. Họ phải theo chồng, tuân theo những nề nếp lễ giáo khắc nghiệt… . Tuy nhiên họ vẫn luôn thể hiện được một tấm lòng thủy chung son sắt, cần cù chăm chỉ. Yêu chồng thương con, hy sinh bản thân vì cuộc sống gia đình. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương.

Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương
Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương

Bài thơ “Thương vợ” là một bài thơ tương đối nhẹ nhàng, nhưng rất sâu sắc. Bài thơ thể hiện rõ tâm tư tình cảm của nhà thơ dành cho người vợ của mình. Thông qua “Thương vợ” Tú Xương cũng làm nổi bật lên người phụ nữ Việt Nam. Yêu chồng thương con cần cù lam lũ mưu sinh. Qua đó cũng phê phán những thói đời thối nát của xã hội phong kiến đương thời.

Mở đầu bài thơ tác giả nói về công việc của một người vợ nuôi chồng con.

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng.”

Thông thường trong một gia đình người đàn ông làm trụ cột. Làm việc là chính để nuôi vợ nuôi con. Nhưng với tình cảnh trong câu thơ thì hoàn toàn khác. Người vợ như chính là người chủ chốt trong gia đình tần tảo quanh năm ở mom sông với công việc buôn bán để nuôi chồng nuôi con. Người vợ trong câu thơ của Tú Xương hiện lên với công việc của mình. Đang phải mang một gánh nặng là năm đứa con nhỏ với một ông chồng.

Ngày ngày cứ như thế quanh cái “mom sông” chênh vênh nguy hiểm vẫn phải tần tảo buôn bán bữa được bữa cái. Sự chăm chỉ của người vợ với công việc hàng ngày. Quanh năm dường như đã trở thành một thói quen không hề thay đổi. Đó là số phận của một con người, của một người vợ.

Câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng” chẳng khác nào như tác giả đang tự nói mình đang rất là vô dụng. Chẳng khác gì như những đứa con đang trở thành gánh nặng cho người vợ mình. Mặc dù không nói lên cảm xúc gì, nhưng người đọc vẫn có thể cảm nhận được một sự hổ thẹn của người chồng. Nhưng có đó sự cảm kích người vợ nhỏ bé mặc dù mang gánh nặng chồng con. Nhưng vẫn tần tảo chăm sóc chồng con không ngại dãi nắng dầm mưa. Quanh năm buôn bán ở cái “mom sông” đối diện với biết bao khó khăn và nguy hiểm của cuộc sống.

Câu thơ sau đã làm toát lên khó khăn của cuộc sống. Nhưng sẽ làm cho chúng ta thấm thía hơn về sự bền bỉ của người vợ của nhà thơ.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”

Sử dụng hình ảnh con cò để làm nổi bật sự đáng thương của một người vợ lam lũ, gầy gò.  Vẫn phải tất bật suốt ngày cả lúc không gian heo hút “quãng vắng” và lúc “buổi đò đông”. Từ láy “lặn lội” và “eo sèo” đặt lên đầu mỗi câu thơ. Dường như muốn nhấn mạnh cuộc sống gian truân vất vả. Nổi bật trong cái cuộc sống đó chính là hình ảnh một người phụ nữ với cái thân cò gày còm lam lũ.

Đọc câu thơ lên khiến người ta phải nghẹn ngào xúc động nhưng khâm phục cái bản lĩnh của một người vợ đảm đang. Bất chấp nghịch cảnh để nuôi sống chồng con. Tú Xương đã bằng vần thơ của mình làm toát lên chân dung của hàng triệu người phụ nữ đương thời.  Đang sống trong cái xã hội phong kiến thối nát nhưng vẫn thể hiện được tinh thần bất diệt của người phụ nữ Việt Nam.

Dòng chảy của cảm xúc, những suy nghĩ tiếp tục tuôn trào dưới ngòi bút của nhà thơ. Mỗi câu thơ lại như những giọt nước mắt thương xót cho cuộc đời người vợ khổ cực, lam lũ.

“Một duyên, hai nợ âu dành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công.”

Cái duyên và cái nợ đã quá quen thuộc trong ca dao tục ngữ. Với cách tách “một duyên” “hai nợ” trong từ duyên nợ Tế Xương đang nói về số phận của người vợ ông. Đó chính là cái duyên của cuộc đời đã lấy ông và ông chính là cái nợ mà người vợ phải gánh vác. Trong cái xã hội đó, người vợ nào dám lên tiếng, nam quyền bất bình đẳng. Ông thương vợ ông lắm, cứ quần cũi với cái gia đình chồng ăn bám, con ở đậu qua năm tháng ròng rã. Tế Xương thực sự cảm phục đức tính và cảm phục cái nhẫn nại của người vợ.

Kết thúc bài thơ, Tú Xương không thể cầm lòng mình trước những hy sinh vĩ đại của người vợ mà phải thốt lên rằng:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không!”

Câu thơ thốt lên một cách giản dị, nhưng đầy chân thành. Một sự phê phán cái thói đời. Tú Xương như mượn lời của người vợ một cách dí dỏm để tự chê trách cha mẹ, trách bản thân mình. Câu thơ chính là tiếng lòng của nhà thơ tự nhận thấy mình thực sự đáng xấu hổ. Tự thẹn bản thân là một người đàn ông mà lại đang vô tích sự. Không giúp gì được vợ mình, mà nhiều khi còn giả ngây giả ngô hờ hững.

Mặc dù là lời trách móc bản thân, một nỗi buồn tủi. Nhưng đằng sau những dòng thơ ấy chúng ta thấy được tình yêu thương của Tú Xương giành cho người vợ của mình. Những câu thơ bình dị, nhưng đầy chan chứa cảm xúc.

Xem thêm:
– Phân tích tinh thần dân tộc Việt Nam qua những chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.
– Phân tích và nói lên những cảm nghĩ về bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan.
– Phân tích và cảm nhận về bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật