Cảm nhận về bài Chiều tối của Hồ Chí Minh lớp 11

Đề bài: Cảm nhận về bài Chiều tối của Hồ Chí Minh lớp 11

Cảm nhận về bài Chiều tối của Hồ Chí Minh lớp 11

Bài làm: 

Chiều tối Là một trong những bài thơ tức cảnh sinh tình tinh giản nhất mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại trong Nhật ký trong tù.

Thơ của Bác thường là vậy, thoạt nhìn xem tưởng không có gì sáng tạo, vẫn chỉ là những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong lối đường thi:

Chim mỏi về rừng tìm chỗ ngủ

Cho mây trôi nhẹ giữa từng không

Thực ra, đó là hình ảnh tích cực trong mắt của người tu thi sĩ khi chiều tối nơi núi rừng.

Chiều tối là lúc mà ánh sáng ban ngày chưa tắt hẳn. Lúc ấy, giữa chốn núi rừng không có chân trời, chút ánh sáng còn sót lại của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy thấp thoáng nơi đỉnh trời. Một cách tự nhiên, con mắt của nhà thơ ngước lên cao và nhận ra cánh chim mỏi mệt đi tìm chốn ngủ nơi vòm cây.

Cảnh vật cứ thế mà buồn, buồn man mác khi chiều tàn. Đây là giờ phút của sự sum họp, của mọi người sau ngày làm việc mệt mỏi quay quần bên gia đình nhưng, Bác lại chẳng thể có được cảm xúc ấm áp đó. Mang trong mình nỗi đau khổ sai, tù tội lại tha phương trên đất khách quê người nên chắc hẳn nỗi nhớ nhà da diết đang giày vò chủ thể trữ tình. Trong lòng Người, không lúc nào làm nguôi đi nỗi nhớ quê hương…

Tuy nhiên, thơ của Hồ Chí Minh vẫn có một điểm rất độc đáo: mạch thơ, hình ảnh thơ cũng như tư tưởng thơ ít khi tĩnh lại mà thường vận động một cách đầy khỏe khoắn và bất ngờ, hướng về sự sống và ánh sáng:

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xây hết lò than đã rực hồng

Nếu như nói về cảnh thì sự chuyển cảnh trong Câu thơ này cũng rất đỗi tự nhiên. Khi đêm đã buông xuống, tấm màn đen của nó đã bao trùm lên toàn cảnh vật thì nhà thơ chỉ có thể hướng tầm nhìn về phía có ánh sáng. Đó chính là ánh sáng soi tỏ hình ảnh một cô thôn nữ xay ngô để chuẩn bị bữa cơm chiều.

Ở câu thơ thứ ba, người dịch đã thêm chữ “tối” Không có trong nguyên tác. Từ nay không sai nhưng lại làm cái tinh tế của bài thơ mất mát đi ít nhiều. Nó vừa làm lộ ý thơ, vừa khiến cho nội dung kém đi sự gợi mở.

XEM THÊM >>> Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Vãn cảnh) của Hồ Chí Minh

XEM THÊM >>> Phân tích bài thơ mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh

Lê Chí Viễn còn phát hiện ra thêm một điểm vô cùng tinh vi ở câu thơ này. Đảo ngữ “ma bao túc” “bao túc mà hoàn” khiến cho câu thơ trở nên thật hấp dẫn và đặc biệt. Thời gian trôi tình theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay ngô cuối của người thiếu nữ, quay mãi, quay mãi và đến khi cô ấy phải dừng lại thì lo than đã rực Hồng, nó dịch lên một thứ ánh sáng tuyệt đẹp. Thứ ánh sáng tỏa ra từ phía lò than kia không chỉ là thứ ánh sáng thắp lên trong đêm tối tăm, mịt mù mà còn là ánh sáng của niềm tin, của hy vọng mà Bác vẫn luôn luôn tin tưởng và gửi gắm. Đọc thơ Bác, buồn nhưng vẫn tràn ngập niềm tin và hy vọng có lẽ là vì vậy.

 Hai câu thơ đầu là cảnh buồn, cảnh chiều muộn với hình ảnh cánh chim và con người đều mỏi mệt trước giờ khách tàn lụi nhưng hai câu thơ sau lại là một niềm vui, một niềm tin háo hức, mong chờ qua hình ảnh đúng lửa hồng. Chỉ một hình ảnh nhỏ nhưng lại có thể cân chỉnh cả bài thơ, khiến cho bài thơ sáng rực lên sự ấm áp. Sự sống, ánh sáng và niềm vui của con người được hiện lên ở trung tâm của bức tranh được nhà thơ vẽ ra đã tỏa sáng, xua tan cái cô quạnh, cái mệt mỏi của cảnh chiều nơi núi rừng.

Nguyễn Du đã từng nói: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” Chân lý ấy khá ứng với hai câu thơ đầu tiên. Nhưng ở hai câu thơ này, ta phải nhấn mạnh rằng do cảnh buồn nên người cũng muốn buồn theo. Tuy vậy, ở hai câu thơ sau thì niềm vui đã quay trở lại. Sự hy vọng, niềm tin thông qua hình ảnh gọi lửa hồng đã khiến cho bài thơ trở nên vui tươi và dạo dực hơn hẳn…

Mới biết mọi niềm vui, nỗi buồn của Bác hồ đều gắn bó với niềm vui, nỗi buồn của đất nước. Quyền hành nỗi bất hạnh của riêng mình, của tù ngục, khổ đau, Bác vẫn đau đầu lo cho nước nhà…

Tải về>>>

Download “Cảm nhận về bài Chiều tối của Hồ Chí Minh lớp 11”

d3rRo – Downloaded 1035 times –

XEM THÊM >>> Phân tích bài thơ Cảnh khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh

XEM THÊM >>> Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam