Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Đề Bài: Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.

Nhắc đến Nam Cao dường như ai cũng phải nghĩ đến tác phẩm truyện ngắn đặc sắc của ông đó là “Chí Phèo”. Một tác phẩm văn học thể hiện đỉnh cao của văn học Việt Nam. Với lối văn tả thực phê phán cái xã hội đương thời từ năm 1930 – 1945. Hình ảnh nhân vật Chí Phèo đã được Nam cao xây dựng với ý nghĩa sâu sắc về một con người đang đi vào một chốn bi kịch của cuộc đời.

Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo qua tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao
Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo qua tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Chí Phèo là hình ảnh một người nông dân khốn khổ bị đẩy vào con đường tội lỗi, bị mất đi quyền làm người.

Nam Cao đã đẩy cao mức độ bi thảm số phận bi kịch của Chí Phèo bằng những bút pháp miêu tả sắc sảo. Có thể nói hình tượng con người này đã khiến cho Nam Cao đạt lên đến đỉnh cao của văn học Việt Nam.

Chí Phèo sinh ra đã mang mệnh khổ. Là một đứa bé trần trụi nằm bên cạnh một cái lò gạch bỏ không trong một cái váy đụp. Chí lớn lên trong cái cảnh đời bi thương không cha, không mẹ, không bạn bè thân thích, không họ hàng. Một cuộc sống vất vưởng nay xó này, mai xó khác, không một mái lều che thân.

Nét bút của Nam Cao ở đây không nói về tô cao thuế nặng, mà nhắm thẳng vào con người lao động đang bị chà đạp. Số phận khổ sở trăm bề của những người nông dân nghèo bị áp bức. Một hiện thực của xã hội phong kiến đương thời. Bi kịch này được thể hiện rõ khi Chí làm việc cho nhà ông lý Kiến.

Ngày ngày cong lưng, bóp gốp, xoa bụng cho bà Ba ông lý. Đã rơi vào cảnh tủi nhục lại gặp phải ông Bá Kiến với máu ghen tuông. Vu oan, cấu kết quan trên bắt Chí bỏ tù đến bảy năm trời. Và chính cái nhà tù thực dân này đã biến Chí trở thành một con người khác hẳn. Từ một người lương thiện trở thành một kẻ vô lại, lưu manh, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Đoạn văn này của Nam Cao miêu tả thực sự đặc sắc. “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mát gườm gườm trông gớm chết”. Chân tay chạm trổ phượng rồng, nói như một ông tướng. Ngồi ăn thịt chó say khướt rồi xông thẳng đến nhà Bá Kiến chửi bới, đập chai tự rạch mặt ăn vạ, kêu trời.

Một hành động ngỗ ngược hống hách. Nhưng có lẽ trong cơn say thâm tâm trí vẫn nhận ra Bá Kiến chính là kẻ thù của cuộc đời hắn.

Kẻ đã khiến bản thân hắn người chẳng ra người, quỷ chẳng ra quỷ. Sau thời gian trở về làng, Chí Phèo đã liên tục có những hành động đáng sợ, chửi bới um tùm. Đốt quán bà mụ bán rượu, váo dao đến nhà Bá xin ở tù “bẩm quả đi ở tù sướng quá!”. Hắn lại đến nhà Bá Kiến lần hai và tiếp tục sinh sự, đe dọa. “Hắn nghiến răng hăm dọa: con phải đâm chết vài ba thằng rồi cụ bắt con giải huyện”.

Bá Kiến cười xuôi khanh khách, vỗ vai chí Phèo như kiểu làm lành. Và thôi miên hắn, xúi giục hắn vác dao đến nhà đội Tảo đòi nợ hộ cụ Bá. Kể từ đó Chí Phèo trở thành chân tay của Bá Kiến. Lúc nào cũng dương dương tự đắc làng này không có ai bằng hắn. Vênh vênh váo váo sung sướng với mấy chục đồng bạc ra về.

Vào khoảng thời gian đó của hắn, đã kiếm được tiền và cũng tậu được nhà. Nhưng con người lương thiện của hắn ngày xưa đã biến mất. Một con quỷ dữ đội lốt người khiến người đời sợ hãi và khinh bỉ hắn. Chí Phèo đã không còn biết gì về khái niệm thời gian. Quên mất đi cuộc đời mình “đã dài bao nhiêu năm rồi”.

Thời gian cứ thế trôi đi, hắn ba mươi tuổi hay bốn mươi tuổi cũng chẳng ai biết. Chỉ biết cái làng này có một con quỷ suốt ngày say khướt từ cơn say này sang cơn say khác, với vết mảnh chai rạch mặt ăn vạ kêu làng. Suốt ngày chửi bới, suốt ngày gây ra những tội lỗi.

Hắn đã phá tan bao nhiêu cảnh yên vui, hạnh phúc của những người lương thiện, làm rơi nước mắt của bao người. Người dân đều phải sợ hắn “tránh mặt hắn mỗi lần hắn đi qua”. Hắn chửi đời, chửi tất những gì hắn thấy, như một kẻ điên. Thậm chí chửi cả “đứa nào để ra chính hắn”. Hắn đã bị xã hội ruồng bỏ không coi là người.

Qua phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo. Nam Cao đã lột tả được cái hiện thực thối nát của nước ta thời Pháp thuộc. Có bao nhiêu người từ lương thiện trở thành những tay sai. Những tên lưu manh, nhưng do bắt buộc phải tồn tại thế nên họ phải thế, phải sống như thế.

Một cuộc sống cùng đường không lối thoát và chấp nhận cái xã hội ruồng bỏ. Cái xã hội ấy đã cướp đi của họ cả bộ mặt lẫn linh hồn người. Hủy diệt nhân tính và đã cự tuyệt quyền làm người của họ. Cái quy luật của xã hội cũ thực sự đáng ghê tởm, biến chất, tha hóa.

Đang sống như một kẻ chết đuối, bị xã hội ruồng bỏ. Nhưng nhà văn Nam Cao như đã cứu vớt bởi ánh mắt chân tình của Thị Nở. Cuộc tình đầu tiên của Chí Phèo đã đến, một kẻ như hắn mà cũng có được tình yêu ư. Quá kỳ lạ thậm chí chuyện hài cũng chẳng nghĩ đến.

Nhưng chí phèo đã được Thị Nở xấu xí ma chê quỷ hờn dành cho sự yêu thương.

“Quàng tay vào nách hắn”.

“Hắn đu vào cổ thị, hai người lảo đảo đi về lều”.

Chí Phèo và Thị Nở…

Và hình ảnh đặc biệt nhất trong tác phẩm của Nam Cao đó chính là “Bát cháo hành” của Thị Nở làm cho Chí Phèo. Cái mùi thơm của bát cháo, sự ấm nồng của bát cháo: “trời ơi cháo mới thơm làm sao!”.

Cả cuộc đời hắn chưa ai từng nấu cho hắn, mà hắn có được chẳng qua là phải dọa phải cướp. Cái bát cháo đó do bàn tay người phụ nữ làm cho hắn. Hắn như thức tỉnh cơn say, và Thị Nở có lẽ là người đầu tiên nhìn thấy được con người lương thiện của hắn.

“Ôi sao mà hắn hiền” và có lẽ Thị Nở đã đồng cảm cho số phận bi đát của hắn.

Sau khi ăn bát cháo hành, hắn đã có một giấc ngủ say, tỉnh dậy trong sự bâng khuâng. Hắn đã cảm nhận được âm thanh của cuộc sống đó là: những tiếng cười nói, những tiếng mái chèo, những tiếng chim hót vui tai. Lòng hắn cảm thấy buồn “chao ôi là buồn”.

Lương tâm của hắn đã bị lay động, hắn nhớ lại những ngày xưa, hắn hồi tưởng lại những khát vọng của cuộc đời mình. Những mong ước nhỏ nhoi của người dân cày nghèo chỉ mong ngóng một mái ấm gia đình.

Càng nghĩ, càng cảm thấy buồn rầu trong lòng. Chí Phèo bắt đầu cảm thấy “thèm lương thiện, muốn làm hòa với mọi người biết bao!”.

Hắn đã có khát khao được làm người, đã ngỏ lời với Thị Nở:

“Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”.

Ngẫm lại những gì hắn đã gây ra cho cái làng Vũ Đại, rồi nhìn vào ước muốn giản đơn trong tâm hồn hắn. Người ta mới cảm thấy nghẹn ngào và xúc động với ước muốn nhỏ nhoi của hắn, ước muốn được làm người. Và dường như câu trả lời của Thị Nở sẽ quyết định cho số phận còn lại của cuộc đời hắn.

Lúc đầu Thị Nở cũng cảm động lắm, cũng muốn đến với hắn lắm. Nhưng đến hôm thứ sáu Thị Nở nghĩ bụng phải hỏi bà cô của Thị đã. Và tất nhiên rồi bà cô của Thị không thể nào chấp nhận được Chí Phèo “sao mà đĩ thế?”. Bà đã đay nghiến Thị Nở và quyết không cho phép cháu mình lấy một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ như Chí Phèo.

Có lẽ hình ảnh con quỷ Chí Phèo đã ngấm vào tư tưởng của người dân Vũ Đại lâu quá rồi.

Và câu trả lời từ chối của Thị Nở khiến cho Chí Phèo rơi vào một bi kịch mới, một bi kịch tinh thần. Hắn đuổi theo Thị “nắm lấy tay” nhưng bị gạt và dúi một cái ngã “lăn khèo xuống sân”.

Hắn tuyệt vọng, và trong cơn tuyệt vọng của tình yêu hắn lại uống. Nhưng “càng uống càng tỉnh ra”, hắn đã nhận ra mình phải làm gì. Kẻ nào đã khiến cho hắn trở nên thế này, kẻ nào khiến cho hắn không có được tình yêu, kẻ nào khiến cho hắn bị ruồng bỏ. Hắn xông đến nhà Bá Kiến, giết chết kẻ đã hủy hoại cuộc đời hắn rồi tự sát trong tiếng kêu uất hận đau thương.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích tinh thần dân tộc Việt Nam qua những chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam”

4WJxp – Downloaded 647 times –

Xem thêm:
So sánh nhân vật Mị và Chí phèo để thấy rõ được sự hồi sinh thực tỉnh.
Ấn tượng của anh chị về bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Cảm nhận của anh chị về đoạn trích Tây tiến sau.