Dàn bài chi tiết: Trong vai một khách tham quan du lịch, em hãy làm bài văn nói về đền Ngọc Sơn.
I. Mở bài:
Đền Ngọc Sơn nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, giữa một danh lam thắng cảnh chứa nhiều huyền thoại hấp dẫn là hồ Hoàn Kiếm, lại có kiến trúc độc đáo, nên đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.
II. Thân bài:
1. Tả bao quát ngôi đền
– Cổng vào phía đông hồ Hoàn Kiếm, Tháp Bút trên gò Ngọc Bội, trên cổng cuốn là Đài Nghiên, sau cổng là cầu Thê húc (ánh sáng mặt trời đậu lại) (miêu tả cụ thể).
– Cổng chính với ba câu đối nói với khách thập phương tôn chỉ của ngôi đền là chấn hưng văn hóa: từ khẳng định gốc của văn chương (nội dung giáo dục) là hướng thiện, qua đó vạch rõ con đường chân chính của kẻ học sĩ là học hành, tu dưỡng đến nghĩa vụ đóng góp cho đời của kẻ sĩ có thiện tâm và chí lớn.
– Đền có ba nếp, nếp ngoài là Bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương, và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo (miêu tả cụ thể).
– Trước mặt Bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng) nhìn thẳng ra Tháp Rùa.
2. Giới thiệu về lịch sử của ngôi đền theo văn bia và thơ văn của những người sáng lập ngôi đền.
– Trước khi có đền: Trên đảo Ngọc, cuối đời Lê có Điếu Đài (đài câu cá), sau đó có đền Quan Đế (thờ Quan Vân Trường), đầu nhà Nguyễn thời Gia Long (1802 – 1813) làm thêm chùa Ngọc Sơn (thờ Phật).
– Năm 1841 – 1842, hội Hướng Thiện (một tổ chức chấn hưng văn hóa) do Tiến sĩ Vũ Tông Phan (hội trưởng) và Phó bảng Nguyễn Văn Siêu (phó hội trưởng) chủ trì xây dựng cải tạo ngôi chùa thành đền thờ thần Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử).
– Năm 1859 – 1862: Trùng tu lớn do Phó bảng Nguyễn Văn Siêu chủ trì, xây thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Trấn Ba Đình.
– Khi mới có đền (1842) chỉ thờ thần văn (Văn Xương), thần võ (Quan Đế), khoảng 1887 thờ thêm Lã Tổ (tổ nghề y), khoảng 1891 thờ thêm Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo).
III. Kết bài:
– Giá trị văn hóa giáo dục: Đền Ngọc Sơn do các nhà Nho chân chính sáng lập nhằm chấn hưng văn hóa Thăng Long (giảng kinh – giáo dục đạo lí, in sách…).
– Giá trị du lịch: ở trung tâm thành phố, cảnh quan đẹp, di tích độc đáo,… thu hút rất nhiều khách tham quan.
– Cảm nghĩ của người viết sau khi thăm ngôi đền.
Bài văn mẫu: Trong vai một khách tham quan du lịch, em hãy làm bài văn nói về đền Ngọc Sơn.
Đã trải qua bao năm tháng, Hà Nội giờ đây đã được thay đổi từng ngày, nhưng những quần thể di tích lịch sử vẫn mãi trường tồn nguyên vẹn với thời gian. Một trong số đó phải kể đến Đền Ngọc Sơn một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc. Đền nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, giữa một danh lam thắng cảnh chứa nhiều huyền thoại hấp dẫn là hồ Hoàn Kiếm, lại có kiến trúc độc đáo, nên đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Thủ đô.
Đền Ngọc Sơn hiện tại đã được xây dựng từ rất lâu khoảng thế kỷ 19, ban đầu có tên là chùa Ngọc Sơn, nhưng vì bên trong đền chỉ thờ Trần Hưng Đạo, các vị anh hùng có công trong thời kì quân Nguyên xâm lược vào khoảng thế kỷ 13 mà không có thờ cúng tượng Phật nên về sau người ta đặt nó là đền Ngọc Sơn.
Cổng vào phía đông hồ Hoàn Kiếm, Tháp Bút trên gò Ngọc Bội, trên cổng cuốn là Đài Nghiên. Phía sau cổng chính là cầu Thê Húc. Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ đông đi vào đặt tên là cầu Thê Húc. Cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn.Cổng chính của đền ba các câu đối nói với khách thập phương tôn chỉ của ngôi đền là chấn hưng văn hóa: từ khẳng định gốc của văn chương (nội dung giáo dục) là hướng thiện, qua đó vạch rõ con đường chân chính của kẻ học sĩ là học hành, tu dưỡng đến nghĩa vụ đóng góp cho đời của kẻ sĩ có thiện tâm và chí lớn.
Đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn song – ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh trong nền văn hoá đương thời).
Đình hình vuông có tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ. Các nhân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xương Đế Quân, Lã Động Tân, Quan Vân Trường, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt.
Trước khi có đền: Trên đảo Ngọc, cuối đời Lê có Điếu Đài (đài câu cá), sau đó có đền Quan Đế (thờ Quan Vân Trường), đầu nhà Nguyễn thời Gia Long (1802 – 1813) làm thêm chùa Ngọc Sơn (thờ Phật).
Năm 1841 – 1842, hội Hướng Thiện (một tổ chức chấn hưng văn hóa) do Tiến sĩ Vũ Tông Phan (hội trưởng) và Phó bảng Nguyễn Văn Siêu (phó hội trưởng) chủ trì xây dựng cải tạo ngôi chùa thành đền thờ thần Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử).Năm 1859 – 1862: Trùng tu lớn do Phó bảng Nguyễn Văn Siêu chủ trì, xây thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc, Trấn Ba Đình.
Khi mới có đền (1842) chỉ thờ thần văn (Văn Xương), thần võ (Quan Đế), khoảng 1887 thờ thêm Lã Tổ (tổ nghề y), khoảng 1891 thờ thêm Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo).
Được biết, ở thời Trần đây được xem là nơi dành để thờ cúng, tháp hương cho các vị tướng sĩ, binh lính có công chống phá Mông Nguyên mà không may trên chiến trường, nhưng sau đó thì nơi đây cũng bị sụp đổ do chiến tích của chiến tranh.
Vào khoảng năm 1735-1739, nơi đây xuất hiện thêm hai quả núi có tên là Đào Tai và Ngọc Bội, nằm ở hai bên bờ phía Đông phía trước đền Ngọc Sơn trong thời chúa Trịnh Giang cai trị.
Cùng với việc đắp hai quả núi, vua còn xây dựng thêm một cung điện Thụy Khánh uy nghi lộng lẫy, nhưng sau đó bị Lê Chiếu Thống phá hủy trở thành một đống tro tàn.Về sau, một người từ thiện có công đức tên là Tín Trai đã đem lòng cung kính, khởi công xây dựng lại từ ngôi đấy cũ này và lập ra chùa Ngọc Sơn trang nghiêm, thanh tịnh. Một thời gian sau, chùa Ngọc Sơn được nhường cho một hội từ thiện để xây dựng sửa sang lại làm nơi thờ cho Tam Thánh.
Hội đã bỏ đi gác chuông phía trong chùa, thay vào đó là các gian điện chính, các dãy phòng phía hai bên để đặt thờ tượng của Văn Xương đế quân dần dần thay đổi kiến trúc của nó và sau đó là Bước qua cổng thứ hai sẽ có một lối đi nhỏ nối dài dẫn du khách đến Cổng Đài Nghiên vào ngay đến cầu Thê Húc.
Sau đó sẽ ghé ngang vào lầu Đắc Nguyệt, là một phần trong tổng thể kiến trúc của đền Ngọc Sơn. Lầu được xây dựng quy mô hai tầng, trên tầng hai có hai mái và có hai cửa sổ tròn. Qua lầu Đắc Nguyệt là sẽ đến ngôi đền chính, đây là nơi có sự kết hợp tinh tế giữa 3 lối kiến trúc: Bái Đường, Hậu Cung, Trung Đường, là nơi dành để lập bài vị thờ Tam Thánh và Trần Hưng Đạo. Trước khi bước vào đền Ngọc Sơn sẽ bước qua cổng Nghi Môn.Được thiết kế một cách kiên cố, vững chắc bởi bốn cây cột bằng gạch và hai mảng tường lửng phía hai bên tạo nên vẻ tráng lệ, hùng vĩ.
Ngoài ra, phía trên đỉnh lại được điêu khắc thêm hình của bốn con phượng hoàng chụm đuôi và xòe cánh rộng, còn trên đỉnh hai cột ngoài cùng là hình con nghê trầu, vừa mang tính hiện đại vừa mang sự cổ kính độc đáo ấn tượng đối với du khách.
Ngoài ra, trên mỗi cột của cổng Nghi Môn đều có khắc những cặp câu đối chữ bằng Tiếng Hán, mang đậm bản sắc dân tộc, vừa giúp khắc họa di tích lịch sử vừa làm nâng cao vẻ đẹp gìn giữ truyền thống của dân tộc.Phía cuối ngôi đền sẽ là hậu cung, là khu vực có diện tích khá hẹp so với nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Nằm ở phía xa xa đền Ngọc Sơn sẽ ngắm nhìn được tháp Rùa với nét đẹp cổ kính, thi vị, là biểu tượng nổi tiếng mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội.
Về phía nam sẽ có trấn Ba Đình, có mái hình vuông, mái hai tầng và được 8 cột chống đỡ, bốn cột bên ngoài vững chắc bằng đá, còn bốn cột bên trong thiết kế bằng gỗ khang trang, tinh tế.
Đền Ngọc Sơn do các nhà Nho chân chính sáng lập nhằm chấn hưng văn hóa Thăng Long. Là nơi chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị, không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà đến đây du khách còn có thể cảm nhận được bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm, tĩnh lặng giữa sự bộn bề tấp nập của thành phố.
Đền Ngọc Sơn cùng với hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên.
Sau khi thưởng ngoạn ngôi đền cổ kính, trang nghiêm bất chợt gợi lên trong ta những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, về hồn thiêng sông núi, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.