Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc thể hiện nội tâm Chí Phèo

Đề bài: Phân tích sự sáng tạo của Nam Cao trong việc thể hiện nội tâm của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của ông.

“Chí Phèo”, một tác phẩm dường như chỉ là một truyện ngắn hay tác phẩm trong những ngày đầu mới cầm bút của Nam Cao về đề tài nông dân mà chính là sự tổng hợp, kết tinh đỉnh cao của ngòi bút nhà văn. Có thể nói rằng, đây là một bản án cáo trạng đanh thép đối với xã hội phong kiến thời ấy. Một xã hội đầy bất công đã đẩy con người nông dân đó vào đường cùng hóa trước Cách mạng. Ngoài ra, tác phẩm cũng là một câu chuyện mang tính nhân văn sâu sắc.

Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc thể hiện nội tâm của Chí Phèo
Sự sáng tạo của Nam Cao trong việc thể hiện nội tâm của Chí Phèo

Bản chất của Chí Phèo là một con người hiền lành, lương thiện nhưng đã bị bọn cường hào ở làng Vũ Đại đẩy vào đường cùng. Ngay từ khi lọt lòng, đứa con này đã bị bỏ hoang nhưng may mắn được một bác phó cối không con nhặt về nuôi. May mắn chẳng được bao lâu, bác phó cối qua đời, Chí tứ cố vô thân, đi ở cho hết nhà này qua nhà khác. Không người thân, không nơi nương tựa.

Xem thêm>>> Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Chí lớn lên như cây cỏ, không ai ban cho tình thương dù chỉ một chút. Khi còn làm canh điền cho nhà Lí Kiến, Chí được tiếng hiền như đất, biết đâu là phải trái, đúng sai dù không được giáo dục. Mỗi lần bị bà vợ Lí Kiến bắt bóp chân, Chí chỉ thấy nhục. Chí đã từng mơ ước có một cuộc sống giản dị với một mái ấm nhỏ nhưng cái thiện trong con người Chí đã sớm bị quật ngã tơi tả, không sao dậy được.

Cái phần anh canh điền chất phác của Chí đã bị tha hóa bởi sự ghen ghét, tù đày và rồi trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Vì ghen tuông mà Lí Kiến đã đẩy Chí vào tù và chính nơi đó, con người Chí đã bị nhào nặn khác đi. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp tạo nên bước ngoặt đau thương, tạo nên bi kịch trong cuộc đời Chí và nguyên nhân sâu xa hơn chính là xã hội đương thời với những thế lực tàn bạo, luôn tìm cách vùi dập những con người thấp cổ bé họng. Khi bị đẩy vào đường bần cùng hóa, lưu manh hóa là tất yếu.

Ra tù, Chí đã biến thành một con người khác hoàn toàn và mang một cái tên nghe thật giang hồ – Chí Phèo. Chẳng phải mỗi cái tên mà ngoại hình Chí cũng khác đi: “Trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần áo nái đen với cái áo tây vàng.

Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”. Cái nhà tù thực dân đã tiếp tay cho tên Lí Kiến bắt bỏ tù một anh Chí hiền lành, biết thân biết phận và thả ra một gã Chí Phèo lưu manh, côn đồ.

Chí đã biến thành quỷ dữ mất rồi. Quay trở về làng Vũ Đại, nơi cá lớn nuốt cá bé, Chí Phèo đã không thể hiền lành hay nhẫn nhục như xưa được nữa. Dường như, hắn đã hiểu được rằng: những người càng như hắn trước khi thì càng bị ức hiếp đến mức không thể ngóc đầu lên được, phải lì lợn và tàn ác mới có thể tồn tại.

Để làm được điều đó, hắn đã mượn men rượu, chìm ngập trong những cơn say triền miên và làm những thứ như rạch mặt ăn vạ, đâm chém người trong cơn say. Bá Kiến – kẻ thù của hắn – đã biến Chí Phèo thành con dao trong tay đồ tể. Thông qua nhân vật này, Nam Cao đã phản ánh rất chân thực và sinh động bi kịch những người nông dân nghèo khổ bị huỷ diệu tâm hồn và nhân phẩm.

Chí Phèo đã sa lầy trong vũng bùn của sự tha hoá: “Có lẽ hắn cũng không biết rằng hắn là con quỷ dơ của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn biết đâu hắn đã phá vỡ bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao cảnh yên vui, đạp đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người lương thiện. Tất cả dân làng Vũ Đại quay lưng với hắn, khinh bỉ và ghê tởm hắn. Người ta sợ bộ mặt đầy những vết sẹo ngang dọc gần giống như mặt thú dữ của hắn, sợ con quỷ trong tâm hồn hắn”.

Sự tha hoá của Chí Phèo đã một mặt tố cáo được sự tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến, một xã hội không cho con người được làm người. Thêm vào đó, sự tha hoá ấy cũng thể hiện giá trị nhân đạo mới mẻ của Nam Cao trong cách nhìn nhận số phận của người nông dân trước Cách mạng. Đi sâu và khai thắc bi kịch tinh thần của người nông dân, Nam Cao nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ.

Xem thêm>>> So sánh nhân vật Mị và Chí Phèo để thấy rõ được sự hồi sinh thức tỉnh

Chí Phéo dẫu có bị huỷ diệt nhân phẩm nhưng sâu thẳm trong thâm tâm vẫn le lói ánh lửa thiên lương và khao khát được làm người. Cái hay của tác giả ở đây là đã để cho Chí Phèo chênh vênh giữa hai bên thiện và ác. Phía sau bộ mặt người không ra người, thú không ra thú ấy là nỗi đau đớn, vật vã của một kẻ sinh là người mà lại bị cự tuyệt quyền làm người.

Trong mỗi cơn say, Chí Phèo lại cất tiếng chửi trời, chửi đời và đến lúc tỉnh rượu, nỗi lo sợ xa xôi và sự cô đơn tràn ngập trong lòng hắn. Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận một người ít nhiều nhận thức được bi kịch của bản thân. Chửi cũng là một cách để giao tiếp, ấy vậy mà đáp lại tiếng chửi ấy là sự yên lặng đến rợn người. Hắn khát khao được làm hoà với mọi người dân.

Có thể nói, mối tình với Thị Nợ là món quà nhân ái mà Nam Cao đã ban tặng cho hắn. Tình yêu của Thị Nở đã hồi sinh và đánh thức lương tri, khát vọng làm người của Chí Phèo. Hắn đã biết sợ cô đơn rồi muốn khóc khi nhận bát cháo hành từ tay Thị Nợ. Lần đầu tiên trong bao nhiêu năm, hắn khao khát được làm một người bình thường và khấp khởi hi vọng Thị Nợ sẽ mở đường cho hắn.

Thật không may, cánh cửa cuộc đời vừa mới hé mở trước mặt Chí Phèo đã liền đóng sập lại. Bà cô Thị Nợ – một người dân làng Vũ Đại – dứt khoát không chấp nhận việc cháu mình đến với Chí Phèo. Từ hi vọng, Chí Phèo rớt thê thảm xuống vực thẳm của sự tuyệt vọng. Hắn lại đem rượu ra uống để mong cơn say có thể vơi bớt nỗi đau, tủi nhục nhưng lần này, hắn càng uống lại càng tỉnh.

Hắn thực sự mong muốn được như người bình thường nhưng cái làng đấy tẩy chay hắn mất rồi. Chí Phèo đã chết trên cái ngưỡng cửa trở về cuộc sống của con người lương thiện hiền lành. Chí Phèo chết trong vật vã, đau đơn và câu hỏi cuối cùng của hắn “Ai cho tao lương thiện?” đã làm day dứt người đọc mãi.

Câu hỏi của Chí Phèo cũng chính là câu hỏi lớn của Nam Cao: Làm thế nào để con người có thể sống như một con người trong xã hội thời đó? Qua truyện ngắn Chí Phèo, tác giả đã đạt tới đỉnh cao của tư tưởng nhân đạo, ông đã nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước Cách mạng.

Xem thêm>>> Phân tích hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

Nam Cao đã không chỉ dừng ở hiện tượng bên ngoài mà còn đi sâu để thể hiện bản chất bên trong con người. Tác giả đã chứng tỏ được tài năng của mình qua nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình trong một hoàn cảnh trớ trêu điển hình. Ngoài ra, ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Chí Phèo thật lớn và sức sống của hình tượng đó cũng được lâu dài. Có thể hỏi, Chí Phèo và tác phẩm cùng tên đã giúp Nam Cao tôn vinh tên tuổi trong lịch sử văn chương nước nhà.

Cùng với tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao thật xứng đáng để trở thành một trong những tên tuổi lớn của trào lưu văn học hiện thực trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đã có những tác giả cùng viết chung một đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng… nhưng tác phẩm này của Nam Cao đã vươn tới một giá trị nhân đạo sâu sắc qua hình thực khá mới mẻ.

Nếu như những nhà văn trước đó chỉ đi sâu vào phản ánh phong tục cũng như đời sống cùng cực của người nông dân dưới xã hội thực dân phong kiến thì Nam Cao lại chú trọng hơn về việc thể hiện nỗi đau đớn của những tâm hồn bị tổn thương và nhân cách bị hủy diệt.

Thêm vào đó, ông đã âm thầm bênh vực cũng như khẳng định nhân phẩm của những con người cùng khổ. Sự kết hợp giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo đã khiến tác phẩm trở nên bất tử và mãi mãi có khả năng đánh thực tâm hồn, khơi dậy tình cảm đẹp đẽ trong mỗi người đọc.

Xem thêm>>> Phân tích nhân vật chị Dậu trong trích đoạn Tức nước vỡ bờ