Phân tích – bình giảng bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Đề bài: Phân tích – bình giảng bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Bài làm:

Mở bài:

Huy Cận là một hồn thơ đặc biệt nhạy cảm trong việc lắng nghe những bước đi của thiên nhiên vũ trụ. Nhưng thiên nhiên vũ trụ trong thơ Huy Cận thường hoang vắng, mênh mang và thấm đẫm một “nỗi buồn sông núi”, “buồn ảo não”. “Tràng Giang” là một bài thơ kết tinh được nét đặc sắc ấy của hồn thơ Huy Cận.

Thân bài:

1. “Tràng Giang” là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận, in trong tập “Lửa thiêng” (1940). “Tràng Giang” mang phong vị Đường thi khá rõ.

2. Đây là một bài thơ được gợi từ từ sông nước mênh mông của sông Hồng. Huy Cận viêt: “Tôi có thú vui thường vào chiều chủ nhật hàng tuần đi lên vùng Chèm, Vẽ đê ngoạn cảnh sông Hồng và Hồ Tây. Phong cảnh sông nước đẹp gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Tuy nhiên bài thơ không chỉ di sông Hổng gợi cảm mà còn mang cảm xúc chung về những dòng sông khác của quê hương”.

3. Khổ I: Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh sông nước mênh mang “Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp”. Tràng Giang dài rộng trải ra ừng đợt sóng “điệp điệp” không dứt. Với tấm lòng sầu tư, ngắm nhìn cảnh ấy, nhà thơ cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra điệp điệp như những lớp sóng, cùng con thuyền quen thuộc thả mái song song xuôi dòng.

Nếu như câu thứ nhâ’t diễn tả được những làn sóng gôì lên nhau và traira vô tận, thì câu thứ hai lại vẽ ra những luồng nước cùng con thuyền cứ song song rong ruổi mãi xuôi dòn ma không hể có sự giao nối ho tận cuối chân trời. Không gian của “Tràng Giang” vừa mở ra chiều rộng, vừa vươn tới chiều dài “Tràng Giang” làm ta nhớ tới bài “Đăng Cao” nổi tiếng của Đỗ Phủ, và đặc biệt là hai câu :

“Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ

Bất tận trường giang cổn cổn lai”

(Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc

Dòng sông dằng dặc nước cuồn cuộn trôi).

Cả hai thi sĩ đều sử dụng thủ pháp đôi và dùng từ láy. Có khác chăng, từ láy trong câu thơ của thi hào Đỗ Phủ đặt ở giữa câu, còn tác giả “Tràng Giang” lại đưa xuống cuồi câu. Nhờ thê hai từ láy “điệp điệp” và “song song” trong câu thơ Huy Cận như vỗ vào lòng độc gải một làn sóng buồn vô biên, vô tận (Chu Văn Sơn)

Hình ảnh sông nước mệnh mang, cùng con thuyền nhỏ nhoi giữa dòng tạo nên đối lập gợi cho ta cảm giác cô đơn da diết. Từ xưa tới nay, hình ảnh thuyền và nước là hai hình ảnh luôn luôn gần gũi gắn bó. Vậy mà ở đây, con thuyền lênh đênh và dòng sông mênh mông như có một nỗi buồn “sầu trăm ngả”. Thuyền về một ngả, nước lại một đường. Vì thế cảnh dễ gợi nỗi lòng “sầu trăm ngả” sầu trăm ngả chứ không phải ít ngả, vì là sông lớn. Nó tượng trưng cho xã hội cũ.(Xuân Diệu)

Giữa con sông mệnh mông mang nặng dòng nưốc sầu buồn chia đi trăm ngả gợi lên sự chia lìa cách biệt ấy, hiện lên một cảnh củi khô trôi lạc lõng bơ vơ không biết sẽ đi về đâu, bởi trăm dòng mông lung vô định: “Củi một cảnh khô lạc mấy dòng. Hình ảnh thơ làm ta gợi nhớ đến tâm trạng bơ vơ của nàg Kiều trước lầu Ngưng Bích:

“Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu”

Ba câu thơ trên mang dáng dấp cổ điển thì đột nhiên câu cuối mang dáng dấp một câu thơ hện đại. Tác giả đã đưa vào thơ ca ” Những thi liệu sông sít đời thường” (chữ dùng của Xuân Diệu). Hình ảnh “củi một cảnh khô lạc mấy dòng” là một hình ảnh mới mẻ, có nhiều sức biểu hiện và rất gợi cảm. Đây không phải là thanh gỗ xuôi dòng mà là một cành củi khô bập bềnh. Nó đã nói lên được cái trôi dạt cô đơn, bơ vơ giữa mênh mông cuộc đời sóng gió. Từ một cành cây tươi xanh trên núi rừng đầu nguồn đến một cành củi khô dập dềnh nổi trôi, thân phận cỏ cây đã mấy lần tang thương khô héo, mấy lần trôi dạt đổi thay (lòi tác giả). Đó là thân phận cỏ cây hay sô’ kiếp con người tron cuộc đời cũ? Cái tôi cô đơn tội nghiệp của các thi sĩ lãng mạn đã tìm thấy mộ biểu tượng đầy ám ảnh của các sô” kiếp, lênh đênh, lạc loài của mình trong hình ảnh củi khô này của thơ Huy Cận.

Nghệ Thuật sử dụng điệp từ “điệp điệp”, “song song” và nghệ thuật đôi “thuyền về” đốì với nước lai; củi một cành đối với “lạc mấy dòng” được tác giả sử dụng khác thích hợp cũng đã góp phần tô đậm thêm nỗi buồn dằng dặc và sự chia lìa bơ vơ:

“Từng bước lạnh teo, một mình lủi thủi.

Tin ngây thơ, hồn sẽ hiểu qua hồn

Tôi đâu biết thịt xương là sông núi

Chia biệt người ra từng xứ cô đơn”

(Huy Cận)

Khổ II: Tiếp tục hoàn chính bức tranh rộng sông dài với những chi tiết mới. Nó được mở rộng thêm đất, thêm người. Nhưng nỗi buồn thi nhân ở đây dường như càng lan toả thấm sâu hơn trong từng cơn gió “đìu hiu”, đưa lại những tiếng ” chợ chiều” đã “vãn” vẳng lên từ một làng xa xôi, nơi một cồn nhỏ heo hút nào dó. Câu thơ này thoe Xuân diệu còn có thể hiểu “ngay cả tiếng chợ chiều kia cũng có câu? đâu có!”. Nghĩa là tạo vật thông trị tuyệt đối.

Bức tranh “Tràng Giang” tuy có cồn đất, có nắng, có bến, có làng, có chợ, nghĩa là có hơi tiêng con người đấy, nhưng vẫn không át dược cái cảm giác tàn tạ, hiu hắt, quạnh vắng, buồn bã mênh mang.

Bơi trên cái nên thiên nhiên bát ngát chí điểm “lơ thơ’ mấy cồn nhỏ và thoáng chô’c xao động một vài cơn gió “đìu hiu”. Hai  từ láy “lơ thơ” và “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm. Nó không chỉ gợi buồn mà còn gợi cảm giác quá nhỏ nhoi, thưa thớt, lạnh lẽo. “Lơ thơ” ở đây gợi cho người đọc hình dung những dáng cây yêu ốt, nhỏ nhoi, mọc thưa thớt trên những cồn nhỏ, ngơ ngác trước cảnh “Tràng Giang” bát ngát. “Đìu hiu” diễn tả hơi gió nhẹ đưa nỗi buồn lan toả khắp đất trời. Huy Cận rất lấy làm thích thú với chữ này, cho rằng mình đã học được trong câu thơ nổi tiêng của Đoàn thị điểm:

“Non Kỳ qúạnh quẽ trăng treo

Bến phi gió thổi đìu hiu mấy gò”

Câu 3,4: Không gian trời rộng sông dài được đột ngột đẩy cao và mở ra bon phía đến vô cùng làm cho cảnh bờ bãi của dòng sông vốn đã vắng vẻ lại càng trở nên hoang liêu tĩnh mịch:

“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”

Không gian ở đây được mở rộng ra nhiều chiều khó nắm bắt. “Nắng xuống”, “trơi lên”, “sông dài”, “sông dài”, “trời rộng”, tạo nên một vũ điệu kỹ vĩ của vũ trụ. Tác giả dùng chữ “sâu chót vót” chứ không phải ‘*cao chót vót”. Chữ “cao” tả độ cao vật lý của bầu trời, nó thuần tuý tả cảnh; còn chữ “sâu” vừa tả cảnh vừa tả tình và hàm súc hơn. Nó không chỉ gợi cho ta một liên tưởng, đó là vòm trời phản chiếu vào lòng sông tạo nên một không gian hun hút, thăm thẳm dến chới với, rợn ngợp mà còn gợi lên nỗi buồn cô đơn không đáy của hồn người trước cái vũ trụ vô cùng.

Con người càng nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ hơn giữa vũ trụ bao la “Người thanh niên Việt Nam có dịp ngó trời cao đất rộng nhưng nhân đó mà cảm thấy cái thê lương của vũ trụ, cái bi đát của kiếp người” (Hoài Thanh).

Ở khổ thơ này các tiểu đốĩ…, các tính từ được tác giả sử dụng như động từ: “sâu”, “dài”, “rộng”, “chót vót”… làm cho ta cảm thấy sông dài như dài mãi, tròi rộng như rộng vô cùng và bến sông cũng tăng thêm phần cô liêu tĩnh mịch như thuở hồng hoang. Các dấu phẩy được tác giả sử dụng với sô lượng nhiều cũng ẩn dấu một dụng nghệ thuật đặc biệt, làm người đọc cám nhận thấm thìa về một không gian trông vắng bị cắt chia những mối liên hệ gợi cảm giác cô đơn, lẻ loi, chơi vơi da diết.

Như vậy, những cảm giác quạnh hiu trông vắng đến đây đã được tác giả diễn tả khá thấm thìa.

Khố III: Cảnh mênh mang, buồn bã, trông vắng quạnh hiu của “Tràng Giang” càng được nhân lên bằng mấy lần phủ định:

“Mênh mông không một chuyến đò ngang

Không cầu gợi chút niềm thân mật”

Chiếc cầu, con đò bắc nối đôi bò là biểu hiện sự giao nối của con người và cuộc sông, thường gợi lên không khí táp nập thân tình, gần gũi và gợi nhớ quê hương:

“Chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta. Đêm trăng sáng chăn cẩu em giặt áo, đèm trăng sáng trên cầu anh thổi sao…” (Lòi bài hát)

Nhưng ở đây không một chuyên đò lại qua, không một chiếc cầu sắc nôi đôi bờ, nghĩa là tuyệt nhiên không một dấu vết của sự sông hay một cái gì dó gợi vê tình người, lòng người muôn gặp gỡ lại qua nơi đôi bờ hoang vắng. Hai bờ sông cứ thế chạy dài về phía chân trời như hai thế giới cô đơn, xa lạ không bao giờ gặp nhau, không chút “niềm thân mật” của những tâm hồn đồng điệu. Cảnh “Tràng Giang” chỉ còn “lặng lẽ bờ xanh” tiếp “bãi vàng”. Câu thơ đã vẽ lên được một bức tranh thật đẹp nhưng tĩnh lặng, buồn đến nao lòng.

Và trên mặt nước là “bèo dạt vê đâu hàng nôi hàng”. Đến đây, bài thơ lại có thêm một hình ảnh gợi vê sự tan tác chia lìa, nổi trôi phiêu dạt:

“Phận hèo hao quản nước sa

Lênh đênh đâu củng nữa là lênh đênh”

(Nguyễn Du)

Câu thơ làm nảy sinh trong tâm hồn ta biêt bao môi liên tưởng: Bèo dạt hao trôi trên dòng “Tràng Giang“, hay chính sô kiếp nổi trôi của con người tên dòng thời gian? cả 4 câu thơ đều buồn. Mỗi câu mang một nỗi buòn riêng, cảnh vật tuy có đổi thay nhưng cùng một dáng vẻ. Tất cả đều nổi trôi, quạnh vắng, vô phương, ở khổ thơ này, tác giả đều sử dụng thủ pháp quen thuộc của nghệ thuật cổ điển: lấy không để nói có. Nhắc đến nhiều cái không… làm cho ta càng tha thiết, khao khát cuộc sống ấm cúng đông vui của con người.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích – bình giảng bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận”

Kn0Ky – Downloaded 845 times –