Ngữ Văn 12, Bài 4. Nghị luận về một ý kiến bàn về tác phẩm văn học
+ Tìm hiểu đề
+ Tìm ý, lập dàn ý
+ Cách làm bài văn nghị luận văn học.
– Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
+ Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học…
+ Nội dung: tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.
Câu 1. Trình bày suy nghĩ của em đối với ý kiến của nhà văn Thạch Lam:
“Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”.
* Ý lớn:
– Văn học không thể thoát li thực tế. Văn học có nhiều giá trị.
– Giá trị thứ nhất của văn học là cải tạo xã hội. (Tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác).
– Giá trị thứ hai của văn học là giáo dục con người (làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn).
– Khẳng định quan điểm văn học đúng đắn của Thạch Lam. Trước Cách mạng đó là một quan điểm tiến bộ. Ngày nay, quan điểm trên vẫn còn nguyên giá trị.
Câu 2. Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết:
“Thái độ toàn tâm toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến sự thành công của thơ anh”.
Hãy bày tỏ ý kiến của em về nhận xét trên.
* Ý lớn:
– Tố Hữu là lá cờ đầu của nền văn nghệ Việt Nam. Các chặng đường thơ Tố Hữu luôn gắn bó với chặng đường cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.
– Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình rất sâu sắc.
– Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu mang tính dân tộc rất đậm đà.
– Thơ Tố Hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người, đây cũng là tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc, đời sống dân tộc trên con đường lớn của cách mạng.