Đề bài: Phân tích nhân vật bé thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà
“Đôi vai mẹ gánh một đời huyền thoai.
Tình yêu thương rộng lớn đến khôn cùng..”
Câu ca dao trên là câu ca dao về tình mẫu tử thiêng liêng, đề cao ý nghĩa lớn lao cũng như tình yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con. Thật vậy, tình cảm gia đình cũng là một trong những đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đề cập đến đề tài này, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” gây được ấn tượng hơn cả trong lòng người đọc.
Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm đó chính là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính – nhân vật bé Thu – một cô bé cá tính đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết, mãnh liệt, luôn trông ngóng ngày được gặp ba.
Bé Thu sinh ra trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh hoàn cảnh vô cùng khó khăn, sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương bao bọc của má nhưng lại thiếu đi bóng dáng của người cha. Bởi cha bé Thu – ông Sáu đi lính chiến đấu chống giặc bảo vệ Tổ quốc khi. Mà bé Thu còn ở trong bụng mẹ. Em chưa từng được gặp mặt ba mình mà chỉ biết mặt ba qua bức ảnh cũ của má và qua lời kể của bà và má.
Ngày anh Sáu trở về, khuôn mặt đã bị những vết thương làm cho biến dạng nhưng niềm khát khao của người cha dâng đầy trong lòng ông, lòng nôn nóng mong muốn được gặp con và ôm con vào lòng. Khi thấy cha không có khuôn mặt giống như trong tấm ảnh ngày cưới bé Thu đã nhất định không chịu thừa nhận.
Đang chơi ở ngoài sân, từ phía xa xa, bỗng có người gọi tên mình, lại xưng là “ba”, Thu “giật mình tròn xoe mắt”. Bởi ông Sáu luôn khao khát tình cảm cha con luôn muốn gặp lại con mình nhưng khi gặp lại bé Thu đã tìm cách lảng tránh ông. Điều đó hoàn toàn là suy nghĩ đơn thuần, ngây thơ của một cô bé 7, 8 tuổi. Không hề suy nghĩ quá hiểu, tìm hiểu rạch ròi mà chỉ bộc phát qua hành động khiến ta vừa cảm thấy sự ngây thơ, trong sáng vừa thấy được sự đáng thương của bé.
Bởi trước mắt bé bây giờ là hai người đàn ông hoàn toàn xa lạ. Từ khi mới lọt lòng, bé chưa hề biết mặt cha ngoài đời ra sao. Bỗng có người có một vết sẹo dài trên mặt, khác xa so với người cha trong bức ảnh mà em biết. lại xưng “ba”, gọi mình là ‘con” nên phản ứng của bé chạy vụt đi và thất thanh gọi má là điều rất dễ hiểu.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu, tác giả Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé, vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. bên cạnh sự ngây thơ ta có thể dễ dàng cảm nhận được thì bé Thu còn để lại trong ta ấn tượng về cá tính và sự gai góc. Khi má yêu cầu “mời ba vô ăn cơm”, Thu gọi “trổng” “vô ăn cơm”.
Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết khi ba Sáu gắp miếng trứng cá cho bé nhưng cô bé lại hất tay ông ra khiến miếng trứng cá rơi xuống đất. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi.
Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm và ngay lập tức bỏ đi chèo thuyền qua nhà bà ngoại.
Hành động của Thu tuy bột phát, ngây thơ nhưng lại vô cùng kiên cường. Sự ương ngạnh của bé Thu không đáng trách, vì em còn quá nhỏ để hiểu được những ác liệt mà chiến tranh gây ra. Em không tin đó là ba mình vì vết thẹo dài trên má khác với người ba chụp cùng với má trong bức ảnh. Tất cả thể hiện được nét tính cách độc đáo mà ít có đứa trẻ nào có thể có được ở bé Thu.
Tường chừng bé Thu sẽ cương quyết không chịu nhận cha, thế nhưng mọi việc lại hoàn toàn không giống như trong suy nghĩ của mọi người. Ẩn sâu trong sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của bé Thu đó chính là một tâm hồn thiện lương, một trái tim khao khát yêu thương mãnh liệt từ cha bé.
Khi sang bên ngoại, được ngoại kể cho nghe về những khó khăn của ba, nguyên nhân của những vết sẹo cũng như sự anh dũng kiên cường của ba đã khiến bé Thu vô cùng cảm động. Bé khóc vì thương ba, vì cảm nhận được khó khăn mà ba gặp phải đồng thời cũng cảm thấy vô cùng hối hận.
Sự yêu ghét ngây thơ, tình thương và sự khao khát tình cảm gia đình mãnh liệt của một đứa trẻ khiến người đọc vô cùng cảm động.. Buổi sáng chia tay ấy, trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hành động của bé khác hoàn toàn mọi khi, em không còn bướng bỉnh hay nhăn nhó nữa mà lại tỏ rõ sự buồn rầu.
Khi đối diện với ông Sáu, tình cảm cha con trong em trỗi dậy, niềm khao khát được gặp cha trong suốt ngần ấy năm được bộc lộ “nó kêu thét lên: “Ba…a…a…ba!”.
Nỗi niềm khao khát được gặp cha thật đáng trân trọng. Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng “ba” nó đã cố đè nén trong bao nhiêu năm, nay được vỡ tung ra từ đáy lòng, đó là một tiếng gọi thiêng liêng vô cùng.Con bé ôm chặt lấy ông như muốn cha minh không rời em đi.Tiếng gọi ấy khiến ông Sáu rơi lệ..
Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộ lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
Tác phẩm có cốt truyện đơn giản xoay quanh hai tình huống cơ bản cùng với những chi tiết được sắp xếp hợp lí, tác giả đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đồng thời bộc lộ được cá tính nhân vật.
Sự lựa chọn người kể chuyện phù hợp,đặt điểm nhìn của truyện vào nhân vật bác Ba- người luôn bên cạnh hai cha con,và cũng là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện, bởi vậy câu chuyện được thuật lại chân thực, giàu cảm xúc. Ngôn ngữ kể chuyện có sự kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, khiến cho người đọc không chỉ hấp dẫn bởi cốt truyện mà còn bị rung động vởi những suy nghĩ, trăn trở của người kể. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật hết sức đặc sắc, nắm bắt tâm lí trẻ con tài tình, chân thực.
Nhân vật bé Thu đã được tác giả đã khắc họa một cách sống động rõ nét, làm nổi bật lên tình yêu thương cha, sự khao khát gặp người cha thân yêu của mình trong suốt 8 năm trời . Đồng thời cũng là lời khẳng định, dù chiến tranh xảy ra, bom rơi đạn nổ cũng không thể làm vơi cạn được tình người, mà đặc biệt là tình cảm gia đình thiêng liêng.
Ngược lại chính trong hoàn cảnh này, tình cảm đó lại càng trở nên sâu sắc, tha thiết và cao đẹp hơn. Đồng thời tác phẩm lên án tội ác của chiến tranh, lên án những kẻ đã cướp đi nền hòa bình của một dân tộc để rồi dẫn đến sự chia lìa gia đình, cướp đi tình yêu thương mà đáng lẽ là điều hiển nhiên đối với những đứa trẻ.
Xem thêm: