Soạn văn lớp 9: Phân tích bài thơ Nói Với Con – Y Phương

Phân tích bài thơ Nói Với Con – Y Phương

Y Phương người dân tộc Tày, sống gần gũi, gắn bó với thác ghềnh, với núi cao. Mượn lời nói với con để gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.

Bài thơ được chia thành hai đoạn:

– Từ đầu đến “… đẹp nhất trên đời”: Con lớn lên trong tình thương của cha mẹ, quê hương.
– Từ “Người đồng mình…” cho đến hết: Tự hào về sức sống của người dân và quê hương.
Cũng có thể chia bài thơ thành ba đoạn:
– 4 câu đầu: Cha mẹ vui đùa với con
– 20 câu giữa: Sức sống mạnh mẽ, tình người tạo nên truyền thống quê hương.
– 4 câu cuối: Nhắc nhở con phải trở thanh con người lớn mạnh theo truyền thống dù có khó khăn.
+ 4 câu đầu: Con được sống trong không khí gia đình ấm cúng, đầy tình thương yêu:
– Tập cho con đi từng bước, “bước tới cha, bước tới mẹ”
– Tập cho con biết “tiếng nói”, cùng với con nở rộ “tiếng cười”.

– Đó là một gia đình đầm ấm, tươi vui.
– Người đồng mình yêu lắm con ơi!

+ Con lớn lên trong lòng nhân ái, hiền hòa, trong nghị lực vượt khó, trong cuộc sống theo lẽ tự nhiên. Trước hết là tình yêu cuộc sống, kiếm cái ăn, tạo nên cái ở. Đan cái lờ bẫy cá thì “cài nan hoa”. Làm cái nhà để ở, dựng vách che gió che mưa thì cứ nghĩ đến khe hở giữa hai tấm ván vách sẽ được “ken câu hát” gọi tình vào những đêm hội mừng. Hoa tươi thì rừng “cho”, lòng người hớn hở, rộn ràng thì đường rừng rộng mở. Nghệ thuật nhân hóa đã làm cho những câu thơ chân chất gợi về quá khứ của Y Phương thêm duyên dáng:Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời

• Người đồng mình thương lắm con ơi

+ Ấy là thương tính cách, thương công việc họ làm
– Nghị lực vượt qua, vươn tới dù núi cao, sông dài:

Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn

– Người đồng mình sống lạc quan, chấp nhận, gắn bó và chung thủy.

• Nhấn mạnh tính cách ấy bằng nghệ thuật lặp lại từ.

+ Vách nhà ken câu hát
+ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
+ Sống trong thung không chê thung nghèo đói.• Y Phương đã khéo dùng hình ảnh đối lập để nói với con, và cũng để nói với mọi người về đời sống tinh thần, về sức mạnh nội tâm của dân tộc Tày.

“Người… thô sơ da thịt” đối lập với “chẳng… nhỏ bé”. Đúng là “cao đo nỗi buồn/xa nuôi chí lớn”. Có như thế mới thúc đẩy được:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
– “Từ đục đá kê cao quê hương” là cách nói mượn hình tượng cụ thể để diễn đạt ý thức xây dựng quê hương của “người đồng mình”. Đó là ý thức mạnh mẽ, vững chãi và đầy tinh thần tự giác của mỗi người.- Núi cao, thác ghềnh, sông dài… cũng chỉ là những thứ vật chất vốn có của tạo hóa. Khi có con người sinh sống, đổ mồ hôi truyền sức lao động, truyền ao ước hạnh phúc, thì những vật vô tri kia mới thành quê hương mang phong tục tập quán riêng để trở thành:

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn
(Chế Lan Viên)

– Bốn câu thơ cuối:

Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe conLà phần tổng kết của Nói với con, sau khi đã giải thích về dân tộc và quê hương. Phần tổng kết từ hình dáng đến tính cách của dân tộc để nhắc nhở “con ơi” nhớ lấy, giữ lấy. Và rồi lời nhắc nhở biến thành một mệnh lệnh cao cả, thiêng liêng không được phép quên “nghe con”!

Phong cách tự nhiên, ngôn ngữ chân chất, mộc mạc, khéo dùng từ cảm thán để tạo sự gần gũi, tăng cảm xúc. Kết hợp với nghệ thuật dùng từ ngữ gợi hình vừa mang nghĩa tường minh, vừa mang nghĩa hàm ý. Dùng phép so sánh để xác định sức sống mạnh mẽ, tự nhiên, sự khó khăn… Để từ đó nói lên nét đẹp của quê hương, tính cách luôn vượt lên và vươn tới của người Tày.

– Mượn lời Nói với con để tỏ bày tình quê hương dân tộc, Y Phương đúng là nhà thơ có lối ứng xử thật tế nhị!
* Ghi chú:
– Bài thơ thuộc thể thơ tự do, được viết theo phong cách ngôn ngữ, giọng điệu của dân tộc thiểu số (ở miền núi).
– Ca ngợi tình gia đình ấm cúng, sống gắn bó với quê hương, vượt qua mọi gian lao thử thách.

Leave a Comment