Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài sinh năm 1921, quê ở Hà Bắc. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn tiêu biểu, ông đã để lại một kho tàng tác phẩm cho thế hệ về sau. Là nhà văn am hiểu sâu sắc, gắn bó với nông dân và nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân.
Truyện ngắn Làng là một trong những truyện ngắn hay nhất của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của cuộc khánh chiến chống Pháp (1948). Đây là một tác phẩm độc đáo viết về lòng yêu nước của ông Hai Tu. Lòng yêu nước này xuất phát từ tình yêu quê hương, yêu làng sâu sắc của ông. Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân.
Kim lân đặt tên truyện là “ Làng” chứ không phải “ Làng Chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về một cuộc sống và con người ở một làng quê cụ thể. Chưa khái quát được tình cảm của những người nông dân chân chất với quê hương làng xóm, làm cho ý nghĩa tác phẩm sẽ bị thu hẹp gò bó lại.
Xem thêm>>> Làm rõ cảm xúc thành kính biết ơn Bác của tác giả qua hai khổ thơ đầu “Viếng Lăng Bác”
Bên cạnh còn bởi truyện đã khai thác 1 tình cảm bao trùm, phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp: đó là tình yêu, là sự gắn bó sâu nặng với quê hương, đất nước. Nhan đề cũng góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm ca ngợi tình yêu làng gắn bó với tình yêu quê hương đất nước của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến.
Nhan đề Làng cũng gợi nên hình ảnh nông dân và nông thôn. Một quang cảnh hết sức mộc mạc gần gũi với người đọc, đây đồng thời cũng là mảng sáng tác thành công nhất của tác giả Kim Lân.
Tác giả xây dựng tình huống truyện đặc sắc gay cấn: ông Hai là một người nông dân yêu làng sâu sắc, đi đến đâu ông cũng khoe làng mình. Kể về làng chợ Dầu, ông nói một cách say sưa mà không cần biết người nghe có chú ý hay không, ông khoe làng ông có những căn nhà mái ngói san sát, sầm uất, đường vào làng lát bằng đá xanh.
Ông còn tự hào về bề dày lịch sử của ngôi làng ông, chẳng có thứ gì khiến ông cảm thấy không hãnh diện trong ngôi làng thân yêu của mình cả. ấy vậy mà vào một ngày, ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Tác giả tạo tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh liệt về làng và suy nghĩ về một làng quê “tinh thần cách mạng lắm” của ông Hai. Việc xây dựng tình huống truyện như vậy để tạo diễn biến, tâm lí gay gắt trong nhân vật, làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước ở nhân vật ông Hai.
Nếu xét về hai khía cạnh :hiện thực và nghệ thuật thì ta có thể thấy, ở mặt hiện thực chi tiết này rất hợp lí; còn mặt nghệ thuật nó tạo nên nút thắt cho truyện: gây ra mâu thuẫn giằng xé nội tâm ông lão đáng thương và đáng kính đó. Tạo điều kiện để thể hiện phẩm chất và tâm trạng, tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc. Góp phần giải quyết chủ đề tác phẩm: phản ánh và ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ và đáng quý của người nông dân trong công kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu chuyện mở đầu bằng cách kể về nhân vật ông Hai người yêu làng. Ông buộc phải rời xa ngồi làng ông yêu thường vì phải đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông nhớ làng da diết. Nỗi nhớ làng khiến ông thay tâm đổi tính: “Lúc nào ông cũng thấy bực bội, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm, hơi một tí là gắt hơi một tí là chửi”.
Xem thêm>>> Phân tích vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”
Nhưng khi được nói chuyện về ngôi làng Chợ Dầu, ông náo nức vui vẻ đến lạ thường “ hai con mắt của ông sáng lên, cái mặt biến chuyển hoạt động”. Tình yêu của ông được thể hiện qua việc ông luôn chông ngóng tin tức về làng mình. Ông quan tâm tình hình chính trị thế giới, đến các tin chiến thắng của quân ta ông không bỏ xót một tin nào:. Từ tin một em bé trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì trên tháp rùa, đến tin một anh trung đội trưởng sau khi giết được 7 tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng. Hay đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người mua hàng đã bắt sống được hai bốt quan ngay giữa chợ…
Khi nghe ngóng được tin tức “ruột gan ông lão cứ múa cả lên” cho thấy rằng đó là niềm vui đơn thuần của con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh của toàn dân tộc. Là niềm vui mộc mạc giản dị của một tấm lòng yêu nước chân thành.
Nhưng không vui vẻ được bao lâu thì nỗi bất hạnh to lớn đã đổ sụp xuống đầu ông. Ông sững sờ “Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh được phần nào, ông vẫn chưa hề tin cái tin tức đó. Nhưng cho đến khi những người tản cư kể lại rành rọt cho ông. Họ còn khẳng định “ vừa ở dưới đó lên”, làm ông không tin không được.
Ông xấu hổ lảng ra về. Càng nghe họ chì chiếu ông càng đau đớn hơn. Ông cúi gầm mặt xuống mà đi. Ba bốn ngày sau, ông không dám ra khỏi nhà. Cái tin nhục nhã đó cứ đeo bám ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Cái không khí ảm đạm nặng nề bao trùm lên cả gia đình ông.
Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, tình yêu làng quê và tình yêu nước của ông đã xảy ra một cuộc xung đột gay gắt bên trong nội tâm. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
Ông Hai đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông, là đất nước là tổ quốc, tình yêu đất nước đã rộng lớn hơn bao trùm lên tình cảm làng quê. Tuy đã chịn vậy nhưng ông vẫn luôn đau đớn xót xa tủi khổ, ông vẫn luôn nhớ về ngôi làng thân thương của mình. Đỉnh điểm câu chuyện được đẩy lên khi mụ chủ nhà biết chuyện, có ý muốn đuổi khéo ông đi, ông đã rơi vào trạng thái tuyệt vọng hoàn toàn.
Xem thêm>>> Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng Lẽ SaPa”
Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của làng Việt gian. Suy nghĩ trở về làng có thoáng qua trong đầu ông nhưng ông đã gạt phăng ý nghĩ đó ra bởi “ Làng đã theo Tây, về làng là rời bỏ Kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu kiếp sống nô lệ”. Mối mâu thuẫn ngày càng bế tắc và gay gắt hơn. Ông Hai đau khổ tột độ, ông không biết tâm sự với ai ngoài đứa con bé bỏng.
Yêu làng Dầu, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của con tình cảm với làng, với kháng chiến, với cụ Hồ. Đó cũng chính là tấm lòng thủy chung “trước sau như một” của ông. Đây là một đoạn văn diễn tả rất hay rất cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai.
Một người nông dân, với quê hương đất nước, với cách mạng và kháng chiến. Ngần ấy tuổi đầu àm ông vẫn cứ ròng ròng khi nghĩ về làng. Nỗi đau ấy đáng trân trọng làm sao bởi đó là nỗi đau của một con người danh dự của Làng như chính bản thân mình vậy.
Khi tin đồn được cải chính, thái độ của ông thay đổi hẳn “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng dưng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Ông lại chạy đi khoe khắp nơi “tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn!. Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên đây cải chính cái tin làng Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự thật sai mục đích cả”.
Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường. Cái tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông được thể hiện rành rọt qua việc ông kể một cách chi tiết về trận chống càn ở làng Chợ Dầu- ngôi làng đầy niềm tự hào của ông Hai.
Bằng những câu văn ngôn từ cô đọng, tác giả Kim Lân đã khắc họa nhân vật ông Hai. Một người nông dân mộc mạc chân chất, yêu làng yêu nước tha thiết. Qua đó người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
Hình ảnh ông Hai hiện lên như là đại diện cho là bức chân dung sống động, đẹp đẽ của người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.
Xem thêm>>> Phân tích tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu
Xem thêm>>> Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
Xem thêm>>> Phân tích nhân vật bé thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà