Soan văn lớp 12, Bài 5. Phát biểu theo chủ đề và bài tập

Ngữ Văn 12, Bài 5. Phát biểu theo chủ đề

– Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.

+ Các bước chuẩn bị phát biểu:

– Xác định nội dung phát biểu.
– Dự kiến đề cương phát biểu.
+ Phát biểu ý kiến.
– Giới thiệu khái quát nội dung sẽ phát biểu.
– Trình bày nội dung theo đề cương dự kiến.
– Nói lời kết thúc và cảm ơn.
– Trong quá trình phát biểu, cần điều chỉnh thái độ, cử chỉ, giọng nói cho hợp lí và thuyết phục.
– Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề được nói tới.

A. Bài tập tự luận:

Câu 1. Xây dựng dàn ý để phát biểu ý kiến trong buổi thảo luận về chủ đề: “Nhiệm vụ yêu nước của học sinh, sinh viên thể hiện ở chỗ chăm chỉ học tập”.
* Gợi ý:
– Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi người dân đối với Tổ quốc, là nghĩa vụ đối với đất nước. Mỗi người dân hoạt động trên những cương vị khác nhau có những biểu hiện về lòng yêu nước.
– Yêu nước phải thể hiện bằng hành động cụ thể để đem tài năng, sức lực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Muốn vậy phải ra sức chăm chỉ học tập, học tập khoa học kĩ thuật.
– Chăm chỉ học tập phải thể hiện thành những hành động cụ thể:
+ Động cơ học tập đúng đắn.
+ Bỏ nhiều công phu, kiên trì.
+ Học có phương pháp.
– Phê phán những quan niệm, thái độ học tập sai của học sinh.
+ Lười học.
+ Học cầm chùng.
+ Học vì lợi ích cá nhân.
– Học là nhiệm vụ trước mắt, là nhiệm vụ lâu dài, học suốt đời.

Câu 2. Xây dựng dàn ý để phát biểu ý kiến trong buổi thảo luận về chủ đề: “Tình bạn chân thành”.

* Gợi ý:
– Tình bạn là nhu cầu lớn của con người trong đời sống.
– Tình bạn trước hết phải chân thành.
+ Có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình.
+ Có tin mình thì bạn mới tâm sự.
+ Chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và lâu bền.
– Sự chân thành của tình bạn thể hiện:
+ Tin bạn, không lừa dối, vụ lợi.
+ Chia sẻ với bạn về đời sống tinh thần, tình cảm.
+ Giúp đỡ bạn tận tình.
+ Không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi.
– Phải phê bình nghiêm chỉnh sai lầm của bạn, giúp đỡ bạn:
+ Có thế mới làm tình bạn tốt hơn.
+ Nể nang, bao che làm bạn chậm tiến bộ, nguy cơ tan vỡ tình bạn.
– Phê bình phải xuất phát từ lòng yêu thương, nhưng không khoan nhượng với những sai lầm nghiêm trọng của bạn, biện pháp phải khéo léo linh hoạt.
– Tình bạn là thiêng liêng, là cao đẹp cần có quan niệm đúng đắn về tình bạn.

Câu 3. Xây dựng dàn ý để phát biểu ý kiến trong buổi thảo luận về chủ đề: “Quan niệm về đức tính tự trọng của con người”.

* Gợi ý:
– Tự trọng là tự quý mình, tự xem mình có giá trị. Tự trọng thường đi đôi với khiêm tốn, khác với tự kiêu. Lòng tự trọng rất cần thiết.
– Lòng tự trọng với mỗi cá nhân:
+ Không chịu ngu dốt.
+ Không để tình cảm khô khan.
+ Không sống trong nghèo nàn, thô bạo.
+ Biết kìm hãm dục vọng, làm nảy nở điều tốt đẹp.
– Lòng tự trọng đối với xã hội:
+ Cẩn thận trong lời nói.
+ Không a dua, xu nịnh.
+ Không hống hách, ỷ quyền, luôn bảo vệ danh dự Tổ quốc, dân tộc.
+ Gia đình, nhà trường, đoàn thể cần chú trọng giáo dục đức tính này.
+ Nhờ nó mà sinh hoạt xã hội lành mạnh.

Câu 4. Xây dựng dàn ý để phát biểu ý kiến trong buổi thảo luận về chủ đề: “Quan niệm về đức tính trung thực của con người”.

* Gợi ý:
– Trung là lòng thành, ngay thẳng; thực là không dối trá, giữ nguyên mẫu của sự vật, sự việc.
– Trung thực là không nói dối hại người, không lường gạt ai, không tìm cách ám hại ai.
– Sống trung thực thì lương tâm yên ổn, bảo vệ được hạnh phúc của mình, của mọi người.
– Phê phán lối sống không trung thực.
– Trung thực mới có nhiều người quý mến, nể phục.

Câu 5. Xây dựng dàn ý để phát biểu ý kiến trong buổi thảo luận về chủ đề: “Tầm quan trọng của môi trường sinh thái đối với con người”.

* Gợi ý:
– Môi trường sinh thái: nơi tập hợp, tiếp xúc giữa những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó có con người, sinh vật và mọi hiện tượng sản sinh và hoạt động.
– Môi trường sinh thái rất quan trọng đến đời sống của con người.
– Môi trường sinh thái có trong lành hay không là do hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực:
+ Nông nghiệp, lâm nghiệp, con người tham lam khai khẩn rừng hoang làm mất cân bằng sinh thái cần có rừng phòng hộ.
+ Giữ cây xanh trong thành phố để có không khí trong lành.
+ Hệ thống xử lí nước thải, rác… để tránh dịch bệnh.
+ Trung tâm công nghiệp, phương tiện lưu thông cần giảm thiểu khói, nước thải công nghiệp.
– Những biện pháp hành động thiết thực tác động tới môi trường.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Phát biểu theo chủ đề là…?

A. Là các bài tham luận được viết sẵn để trình bày trong một Hội thảo, Hội nghị nào đó với chủ đề nhất định.
B. Là bài phát biểu trong một Hôi thảo, Hội nghị nào đó với chủ đề nhất định được biệt trước.
C. Là bài phát biểu trong một Hội thảo, Hội nghị nào đó không được biết trước chủ đề.
D. Là các văn kiện của Hội thảo, Hội nghị được ghi chép, phát hành.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng với các bước chuẩn bị phát biểu theo chủ đề:

A. Xác định chủ đề và lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung.
B. Dự kiến nội dung chi tiết bài phát biểu.
C. Tìm hiểu thành phần Hội nghị để phát biểu.
D. Nội dung bài phát biểu phải sắp xếp thành đề cương.

Câu 3. Trình tự nghi thức lời phát biểu được sắp xếp như sau:

– Lời chào, lời chúc sức khỏe.
– Giới thiêu khái quát nội dung sẽ phát biếu.
– Trình bày nội dung theo đề cương đã dự kiến.
– Nói lời kết thúc và cảm ơn.
Sắp xếp như vây là:
A. Đúng
B. Sai

Câu 4. Ý nào chưa chính xác khi nói về những điều cần chú ý trong khi tiến hành bài phát biểu theo chủ đề?

A. Cần có thái độ lịch sự.
B. Cần có cử chỉ đúng mực.
C. Cần điều chỉnh nội dung và phương pháp nói liên tục.
D. Xử lí giọng nói có ngữ điệu cho phù hợp với nội dung và cảm xúc.
ĐÁP ÁN
1. B   2. C   3. A   4. C

Leave a Comment