Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông với chủ đề thưởng phạt trong truyện cổ tích

Đề bài: Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông với chủ đề thưởng phạt trong truyện cổ tích.

Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông

Bài làm: 

Thạch Sanh là một chuyện cổ tích rất tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích dân gian của Việt Nam, thuộc kiểu chuyện về nhân vật dũng sĩ như những Đam Dông (Ba-na), Lau – Slam (Cao Lan), Đươm Tơ Rít (Cơ-tu)… Mô típ quen thuộc của truyện là cuộc đời của nhân vật dũng sĩ, bất hạnh ngay từ nhỏ nhưng lại có tấm lòng dũng cảm, vượt qua nhiều thử thách, khó khăn để có được niềm vui và hạnh phúc cuối cùng. Chàng có mặt trong hàng loạt dị bản truyện cổ tích của các dân tộc thiểu số và trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp lương thiện, tốt bụng với lòng dũng cảm chiến thắng cái ác của con người.

Sự đối lập giữa nhân vật Thạch Sanh và nhân vật Lý Thông là một trong những vấn đề vô cùng lý thú khi ta tiếp cận tác phẩm này. Hai nhân vật với hai khái niệm thiện ác sẽ giúp cho chúng ta có thêm nhiều bài học ý nghĩa hơn trong cuộc sống.

Truyện cổ tích thường được xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau: thiện và ác, thật thà và gian xảo, tốt và xấu… hHi tuyến nhân vật này thường có nhiều xung đột với nhau theo một phương pháp quyết liệt nhất đặc biệt là về quyền lợi, phẩm chất, danh dự và tài năng. Điều này góp phần phản ánh những màu thuận và đấu tranh trong xã hội vì chuyện cổ tích là sản phẩm của xã hội phân chia giai cấp xưa kia.

Lý Thông thuộc kiểu nhân vật đối lập hoàn toàn với nhân vật chính và nói ngắn gọn hơn, hắn là nhân vật phản diện, tiêu biểu cho cái ác, cái xấu trong truyện cổ tích. Lý Thông đã lừa Thạch Sanh rất nhiều lần: hắn kết nghĩa với chàng vì muốn lợi dụng ( là người có sức khỏe, khi có chàng về ở cùng thì sẽ rất có lợi). Thạch Sanh mồ côi từ nhỏ, khi có người săn sóc đến mình thì vô cùng cảm động và vui vẻ nhận lời. Lý Thông gian xảo, lừa Thạch Sanh đi đến miếu chằn tinh với lời nói dối trắng trợn. Sau đó hắn còn cướp công của chàng, mang đầu chằn tinh về kinh đô lĩnh thưởng. Thêm nữa, hắn tàn nhẫn lấp cửa hang, hãm hại Thạch Sanh, lừa dối nhà vua và mong muốn cưới công chúa. Về phía Thạch Sanh, trang lại quá thật thà, tin lời của anh kết nghĩa. Chàng chấp nhận và cố gắng vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh.

XEM THÊM >>> Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong Tấm Cám

XEM THÊM >>> Quan niệm nhân sinh qua bài bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Cách cục xứng đáng của hạnh bị vạch trần. Lý Thông bị sự trừng phạt của công lý: bị sét đánh chết, hóa kiếp trở thành con bọ hung. Sự trừng phạt Lý Thông thể hiện quan niệm sâu sắc của dân gian về lẽ công bằng: tội ác là thứ ông trời chẳng thể dung thứ.  Hắn bị trời đánh chết, kiếp sau lại thấp hèn, luôn phải chui rúc ở những chỗ bẩn thỉu bị mọi người khinh rẻ. Đó là kết cục xứng đáng và cũng là lời cảnh tỉnh mà dân gian muốn nói với con người trong xã hội.

Về phía thằng Thanh, qua những thử thách mà chàng vượt qua, ta có thể thấy được phẩm chất tốt đẹp trong con người của nhân vật. Chàng là người thật thà, chất phác và có lòng tin tưởng tuyệt đối vào người khác. Hết lần này đến lần khác, bị Lý Thông lừa gạt nhưng bản thân vẫn không oán thán, không nề hà cứu người và sau cùng lại còn vị tha tha cho hai mẹ con họ.

Thêm nữa, Thạch Sanh cũng là một người rất dũng cảm, tài năng. Đây được xem là phẩm chất nổi bật của người anh hùng trong truyện cổ tích. Chàng đến miếu chằn tinh giữa đêm khuya, đi xuống hang sâu của đại bàng để cứu công chúa, xuống thủy cung không sợ hãi mà vẫn luôn luôn giữ được tấm lòng gan dạ, không chịu khuất phục trước mọi khó khăn, thử thách. Thêm nữa, khi đối phó với đội quân của 18 nước chư hầu chàng còn rất bình tĩnh và thông minh. Những phẩm chất và tài năng đó đã giúp cho Thạch Sanh có được nhiều chiến công, vượt qua thử thách và đem về hạnh phúc cho mình.

Chính vì mang trong mình những phẩm chất, nghị lực tốt đẹp đến vậy nên Thạch Sanh mới có được hạnh phúc, đó được xem là phần thưởng xứng đáng mà dân gian ban cho người tốt. Đây cũng là biểu hiện rõ nét trong quan niệm khen thưởng rõ ràng mà tác giả dân gian gửi gắm trong truyện cổ tích.

Kết thúc chuyện, Thạch Sanh được lấy công chúa và trở thành vị vua anh minh. Việc chàng lấy công chúa, lên ngôi vua đã thể hiện ước mơ cao đẹp của người nông dân lao động. Vua là biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp, giàu sang và sung sướng. Nhân vật được làm vua chính là phần thưởng to lớn về cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Đây là dạng kết thúc quen thuộc trong các truyện cổ tích: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, Có công được thưởng, có tội sẽ bị trừng phạt.

Tải về máy>>>

Download “Sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lý Thông với chủ đề thưởng phạt trong truyện cổ tích.”

ADUHO – Downloaded 608 times –

XEM THÊM >>> Cảm nhận về bài Chiều tối của Hồ Chí Minh lớp 11

XEM THÊM >>> Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam