Đề bài: Cảm nhận của anh chị về đoạn trích “Mình đi có nhớ những ngày…mái đình cây đa” trong bài thơ “Việt Bắc” Tố Hữu.
Bài làm:
Tố Hữu là một trong những nhà thơ hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp thơ ca của ông, Việt Bắc là một đỉnh cao. Thi phẩm này là tiếng lòng của tác giả với biết bao yêu thương, nhung nhớ khi phải rời xa Việt Bắc. Đặc biệt đoạn thơ “Mình đi có nhớ những ngày…mái đình cây đa” .
Đoạn thơ trên là lừi của người ở lại, đồng bào Việt Bắc hỏi người ra đi – những cán bộ miền xuôi. Câu hỏi nhưng thực chất là cái cớ để giãi bày tình cảm, bộc lộ những yêu thương, gắn bó và ôn lại những kỉ niệm cách mạng.
“Mình đi có nhớ những ngày…những mây cùng mù”
Cách xưng hô mình-ta vốn là cách gọi thân thiết của những đôi lứa trong ca dao giao duyên. Tác giả đã vận dụng sáng tạo căp đại từ này để nói về một tình cảm lớn: tình nghĩa quân dân, tình nghĩa đồng bào. Qua lời của người ở lịa, thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với những khắc nghiệt với “mưa nguồn suối lũ” và cũng rất thơ mộng với “những mây cùng mù”.
“Mình về có nhớ chiến khu….mối thù nặng vai”
Đó là những tháng ngày gian lao và khổ cực. Hình ảnh “bát cơm chấm muối” đã diễn tả sự thiếu thốn, gian khổ vô cùng của những người lính. Nhưng chính trong sự khó khăn đó mà lòng căm thù giặc lại trở nên sục sôi hơn bao giờ hết. Mối thù lớn này như nặng hơn trên đôi vai của những người lính.
Người ở lại bộc bạch:
“ Mình về rừng núi nhớ ai…măng mai để già”
Không chỉ con người mà thiên nhiên núi rừng cũng rất nhớ thương người ra đi. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để thổi hồn vào rừng núi vô tri. Cả một không gian rộng lớn, giăng mắc trong nỗi nhớ. Người cán bộ trở về miền xuôi để lại nhiều héo hon, tàn úa của thiên nhiên.
Người ở lại gợi nhắc những ân tình “ Mình đi có nhớ những nhà…đậm đà lòng son”
Hình ảnh “hắt hiu lau xám” gợi về miền đất hoang sơ, nghèo nàn. Nhưng người Việt bắc chỉ nghèo về vật chất chứ không nghèo về tình cảm. Cụm từ “đậm đà lòng son” đã nói lên tấm lòng thủy chung, son sắc với cách mạng, hết lòng về kháng chiến của người dân nơi đây. Họ chịu đựng khó khăn, gian khổ để cưu mang giúp đỡ cán bộ cách mạng. Trong câu thơ “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son” tác giả đã sử dụng phép tiểu đối để nhấn mạnh đất Việt bắc tuy có nghèo nhưng con người Việt Bắc luôn giàu nghĩa tình.
Người ở lại tiếp tục đưa người đọc cùng với những cán bộ miền xuôi trở về thời kì gian khó:
“ Mình về còn nhớ núi non…Việt Minh ”
Núi non Việt bắc từng là nơi trú ẩn của những chiến sĩ. Con người và thiên nhiên nơi đây đã che chở cho những chiến sĩ cách mạng. Nơi đây đã trở thành những người bạn thân thiết của họ. Những kỉ niệm kháng chiến vẫn còn đong đầy trong hồi ức, tất cả mọi thứ bỗng ùa về như ngày hôm qua:
“Minh đi mình có nhớ mình…cây đa”
Tân Trào, Hồng Thái là những địa danh đặc trưng của Việt bắc, đánh dấu bước ngoặt quan trong trong cách mạng. Chúng ta tồn tại như một chứng nhân khắc ghi mối quan hệ thắm thiết giữu cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc.
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng hiệu quả phép điệp từ và điệp cấu trúc, ngữ pháp. Hai chữ “mình đi, mình về” cứ trở đi trở lại như một điệp khúc của sự lưu luyến, bịn rịn tràn đầy nhớ thương. Mỗi cặp câu lục bát như những đợt sóng lòng dấy lên trong tâm trạng của tác giả. Tác giả đã dùng chữ “mình” một cách linh hoạt đầy biến hóa với những cách cắt nghĩa khác nhau. Lúc thì từ “mình” được chỉ người ra đi, nhưng cũng có những lúc mình là ở người lại. Bạn đọc có thể thấy rằng sự hòa lẫn giữa người ở lại và người ra đi, tuy hai mà một.
Đoạn thơ trên là một trong những đoạn thơ để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Bằng cách sử dụng nghệ thuật đậm đà tính dân tộc để diễn tả một tình cảm lớn lao.
Tải về máy>>>