Đề bài: Bình giảng bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến
Bài làm:
Những ai sống ở đất Bắc có chút ít tâm hồn thi sỉ hẳn không thể hờ hững trước mùa thu, cảnh thu dù không phải bao giờ mùa thu cũng đẹp… Nhưng cứ mỗi độ thu về là đất trời như đổi thay, không gian như chuyển động, trời như đổi thay, trời xanh trong hơn, gió heo may, nắng lá rơi đầy… lòng người bâng khuâng, xao xuyến, nhớ nhung hoài niệm… Với thi nhân, mùa thu xưa nay như người bạn tri âm để gửi gắm nỗi niềm để tâm tình chia sẻ… Từ Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu…; từ Nguyễn trãi, Nguyễn Du, từ Tản Đà đến Xuân Diệu… các nhà thơ lớn ấy, ít nhiều đều để lại cho đời những vần thơ thu trác tuyệt…
Với riêng Nguyễn Khuyến, có lẽ chỉ dẫn chùm thơ thu (sáng tác bằng chứ Nôm) : Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, cũng đủ để ông trở thành thi sĩ. Và trong ba bài thơ ấy có lẽ “Thu vịnh” tiêu biểu hơn cả cho cốt cách thi nhân của ông.
Bài thơ có tựa đề “Thu vịnh”, nhưng thật ra nội dung bài thơ chẳng phải là vịnh mùa thu. Mùa thu chẳng qua là nguồn thi hứng bất chợt để nhà thơ gởi gắm nỗi niềm day dứt sầu muộn của mình. Giáo sư Lê Trí viết: “Thu vịnh có tả cảnh mùa thu chứ không phải vịnh mùa thu”. Quả vậy. Nhưng ngay khi tả cảnh, dường như nhà thơ cũng không chú ý đặc tả. Ta có thể thấy điều đó ngay từ hai câu đề:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Có thể đây là một bức tranh tả thực về một ngày thu ở nông thôn quê, một ngày thu đẹp, nhiều ánh nắng. Phải nhiều ánh nắng thì trời mới “xanh ngắt”. “Xanh ngắt” vừa diễn tả màu sắc, vừa gợi hình khối – nó diễn tả độ cao và độ sâu thăm thẳm. Bầu trời càng cao, càng sâu hơn khi Nguyễn Khuyến, điểm thêm hai chữ “mấy từng” vào bức tranh thu. Nhưng một ngày hè đẹp trời cũng có thể tạo nên một khung cảnh như thế, chẳng cứ gì mùa thu. Còn hình ảnh “cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” thì gợi cảm về sự mềm mại, thanh mảnh, khẽ khàng. Cây trúc vốn đã thanh, vào thu lại thưa lại uốn cong như một cần câu đúng là “cần trúc”, mong manh, một cảm giác buồn vắng, cô đơn. Có lẽ hồn thu chủ yếu ở từ này. Hình ảnh của câu phá gây ấn tượng về một không gian cao rộng, nhiều tầng, một vẻ đẹp có chiều sâu, tĩnh lặng, đượm buồn, cao khiết.
Hai câu thực:
Nước biếc trông như từng khói phủ
Song thưa để mặcc bóng trăng vào
Hình như không thật khớp với hai câu trên về mặt thời gian. Hai câu đề là khung cảnh ban ngày, trời cao trong, nhiều ánh nắng. Hai câu thực lại là khung cảnh ban đêm. Điều này càng xác minh rõ nhà thơ không có ý định tả thức một bức tranh thiên nhiên, trong một khoảng thời gian cụ thể, xác định. “Nước biếc” là một hình ảnh khá mòn, ước lệ. Màu xanh phải thẩm, đậm đặc trong và sâu mới thành “biêc”. Còn màu khói thường là màu trắng hoặc màu xám. Vậy sao nước biếc lại trông như tầng mây khói phủ được? Từ “trông như” ở đây rõ ràng không phải được dùng với chức năng so sánh. Nó diễn tả sự biến dạng, đổi thay. Nước biếc, vốn trong, nay không còn trong, không còn biếc nữa. Cảnh khói sương tầng tầng lớp lớp lấn át bao trùm tất cả, chẳng còn thấy màu nước biếc ở đâu nữa. Đây có thức là câu ngâm vịnh không khi ta xác định “Thu vịnh” không hẳn là một bức tranh tả thực trong một không gian cụ thể như trên kia đã nói. Và tâm trạng nào ẩn chứa đằng sau bức tranh với ý nghĩa biến dạng, thay đổi này? Câu tiếp sau sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều ấy:
Song thưa để mặc bóng trăng vào.
Về ý nghĩa câu thơ này, giáo sư Lê Trí Viễn giảng: “Song thưa gợi ý thanh nhẹ, cởi mở”. Bóng trăng vào là cái gì mát mẻ. Trong suốt, tràn ngập vào tậm bên trong cửa sổ. “Để mặc” tức không ngăn cản, mặc cức, tha hồ: cửa sổ song thưa mặc cho ánh trăng như tràn vào. Nói song thưa tức là nói không chặt, để hở nhưng tiếp theo bóng trăng vào thì song thưa để ngỏ thì bóng trăng hóa ra mênh mông hơn, thoải mái hơn. Song thưa và bóng trăng vừa ý nhau, cảm thông nhau hơn. Lại thêm “để mặc”, cho cửa sổ và ánh trăng tha hồ mà buông thả cho nhau, làm thanh làm mát cho nhau…Đó là một cách cảm thụ.
Tuy nhiên đặt trong hệ thống toàn bài, có thể cảm thụ theo một hướng khác. Phải chăng từ “để mặc” có thể hiểu là sưh thờ ơ, lãnh đạm. Nói đến song thưa, đến trăng, nhưng trung tâm cảm hứng không nằm ở đấy mà nằm ở chỗ khác. Ở đây điều chủ yếu không phải là song thưa để mặc ánh trăng với song thưa. Tác giả dường như không quan tâm lắm đến chuyện đó, bởi vì tâm hồn ông đang hướng ở chỗ khác, đang nghĩ đến chuyện khác. Nước biếc, khói sương, song thưa, ánh trăng… chẳng qua chỉ là khung cảnh để nhà thơ gởi gắm nỗi niềm. Hai câu luận tiếp theo đã khẳng định thêm điều ấy:
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái.
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.
Đây mới thật là trung tâm cảm hứng của tác giả. Linh hồn bài thơ “Thu vịnh” chủ yếu bộc lộ nơi đây.
Nhìn một nơi, nghĩ một nơi, tâm hồn Nguyễn khuyến không ổn định. Nhìn thấy chùm hoa trước giậu mà nghĩ đến hoa năm ngoái. Tất nhiên khái niệm “năm ngoái” cũng không hẳn là một thời gian xác định, nhưng rõ ràng là tác giả đang nghĩ tới quá khứ, quá khứ nào không rõ nhưng chắc chắn không phải hiện tại. Nghe tiếng ngỗng trên không mà lại nghĩ đến ngỗng nước. Trong tâm tư tác giả, thì cả hoa, cả ngỗng dường như không tồn tại. Vì sao vậy? Ở đây chưa hẳn là một thái độ hư vô nhưng rõ ràng ẩn chứa một thái độ phủ định hiện thực. Bởi thế nên khung cảnh miêu tả ở mấy câu trên cũng mang màu sắc hư ảo, mùa thu mà cũng không hẳn chỉ là mùa thu. Cái hư đã nằm trong cái thực, lấn át cả cái thực, có hoa, có ngỗng mà cũng như không. Tất cả dường như là ảo giác!. Cái không có khuynh hướng lấn át cái có.
Đặt bài thơ trong hoàn cảnh ra đời lúc bấy giờ ta càng cảm thông với tâm trạng tác giả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan mà bất lực không có cách gì cứu vãn thì còn cái gì có ý nghĩa nữa đây ngoài nỗi đau mất nước. Canh cánh bên lòng tâm sự nhớ nước, thương nhà Nguyễn Khuyến ngoảnh về quá khứ để mà nhớ nhung, để mà hoài niệm, luyến tiếc. Đằng sau câu thơ là cả một bầu tâm sự day dứt, khôn nguôi của một nhà thơ bất đắc chí trước hiện thực. Tâm trạng này chẳng phải chỉ là một lần xuất hiện trong thơ ông. Có những vần thơ ông đã viết ra bằng cả trái tim chảy máu, nhức nhối:
Khắc khoải sầu đưa giọng lửng lơ
Ấy hồn thục Đế thác bao giờ?
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
Có phải tiếc xuân mà đứng gọi
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.
(Cuốc kêu cảm hứng).
Đặc thù của thơ là khả năng gợi cảm của nó. Với Nguyễn kHuyến càng như vậy. Đặc biệt ở “Thu vịnh” người đọc cảm thấy vẻ đẹp chủ yếu không chỉ ở màu sắc, âm thanh, khung cảnh… dù vẫn là âm thanh, màu sắc… thanh đạm. Trong trẻo đậm đà màu sắc thôn dã mà còn ở nỗi niềm thương nhớ xót xa gởi gắm ở bên trong.
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.
Hai câu kết vừa bộc lộ trực tiếp nỗi lòng tác giả vừa giữ mối liên kết toàn bài. Giữa cảnh thu với : “Trời thu xanh ngắt” với “cần trúc lơ phơ” với “hoa năm ngoái” với “ngỗng nước nào” và nỗi thẹn kia có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nghệ thuật Đường thi là nghệ thuật biểu hiện mối quan hệ ấy. Sao nói vịnh mùa thu mà “nghĩ ra lại thẹn” với Đào Tiềm? Thẹn vì thơ thua kém tài, hay thẹn vì nhân cách thua kém? Cảm thụ câu thơ cuối cùng này như thế nào tùy thuộc vào cách hiểu các câu thơ trên. Trong mối kiên kết cảm xúc của bốn phần trong bài thất ngôn bát cú thì nỗi thẹn ở đây có lẽ là nỗi thện về nhân cách, bởi vì, dù “Thu vịnh” làm trước hay sau khi về ở ẩn, thì Nguyễn Khuyến đều tự cảm thấy xấu hổ thua kém Đào Tiềm ở thái độ thiếu dứt khoát, thiếu khảng khái cứng cỏi, do dự, bất lực. “Tam nguyên Yên Đổ” mà làm gì trong cảnh nước mất nhà tan! Khi không còn tư cách và tài năng của một nhà nho không được đem ra để cứu nước giúp đời, thì cũng còn đâu tư cách của thi nhân để mà thưởng thức ngâm vịnh? Nỗi cắn rứt lương tâm ấy canh cánh bên lòng khiến cho nhà thơ như muốn phủ định tất cả. Điều đó như lấn át cả thi hứng về mùa thu, nên “vừa toan cất bút” thì đã phân vân, ngập ngừng, do dự… Bởi vì, “nghĩ ra lại thẹn” … “lại thẹn”, nỗi thẹn ấy theo mãi nhà thơ cho đến phút chót của cuộc đời.
Ơn vua chưa chút báo đền
Cúi trông hổ đất ngửa lên thẹn trời
(Di trúc).
Như thế, Nguyễn Khuyến đâu chỉ thẹn với riêng ông Đào Tiềm. Ông thẹn cả với trời đất, với cả đất nước, non sông và thẹn cả nhân cách nhà thơ của chính mình, cả con người thi sĩ của mình nữa.
Thế nên, thơ vịnh mùa thu lại là thơ để bày tỏ nỗi buồn đau thế sự, để tự chế giễu cái bất lực kém cõi, bạc nhược đáng hổ thẹn của mình. Nhưng đây là vì nhà thơ quá giàu tự trọng, giàu lương tri nên mới cả nghĩ như thế. Còn chúng ta, và bao nhiêu thế hệ đọc và hiểu thơ ông thì cảm thông và kiinhs trọng xiết bao trước nỗi buồn đau và hổ thẹn của một nhân cách cao quý. Và đó là một trong những lý do căn bản khiến cho “Thu vịnh” sống mãi với thời gian.
Tải về máy>>>
Download “Bình giảng bài thơ “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến”