Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Đề bài: Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Tô Hoài luôn được mệnh danh là một cuốn bách khoa toàn thư. Với kiến thức về rộng rãi, sâu sắc về các phong tục tập quán của mọi vùng miền cũng như cách miêu tả hóm hỉnh chứa đựng lượng từ phong phú, đầy sáng tạo. Ông đã khiến lòng người đọc lay động. Một trong những tác phẩm thành công của ông là “Truyện Tây Bắc”, trong đó có truyện “Vợ chồng A Phủ”.

Tô Hoài đã rất thành công trong việc làm nổi bật sự thống khổ cũng như sự nổi dậy của người Mèo ở Tây Bắc – những người đồng lòng quyết tâm đi theo kháng chiến để đạt được sự tự do, tình yêu cũng như hạnh phúc. Đại diện cho những con người đó ở trong tác phẩm này là A Phủ – cũng chính là một trong những nhân vật thành công nhất của Tô Hoài trong tác phẩm “Truyện Tây Bắc”.

Phân  tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
Phân  tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Tô Hoài đã có một trải nghiệm thực tế khi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Chuyến đi này đã giúp ông có một cái nhìn sâu sắc và đồng thời cũng có một tình cảm thắm thiết với người và cảnh nơi đây. Từ đó, ông đã sáng tác ra tập “Truyện Tây Bắc”. “Vợ chồng A Phủ” được in trong tập truyện này. Bắt đầu câu truyện, A Phủ xuất hiện đột ngột trong khung cảnh của trận đánh nhau – A Phủ đang đánh nhau với A Sử – con trai thống lí.

Xem thêm>>> Nghị luận thực phẩm bẩn tràn lan hiện nay và Nêu cảm nhận về đoạn trích sau trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

Sau đó, A Phủ bị bắt và bị đánh đập, phạt vạ rồi phải ở trừ nợ. Qua khung cảnh đó, Tô Hoài mới giới thiệu về thân thế của A Phủ. Với cách giới thiệu này, người đọc thêm phần nào bị thu hút với câu chuyện. Đồng thời tính cách mạnh mẽ của A Phủ cũng được nhấn mạnh.

A Phủ mất cha mẹ từ bé, cũng không có người thân thích lại còn bị người làng đem đi bán cho người Thái ở vùng thấp. Với bản tính ngang bướng của mình, lại không thích ở cánh đồng thấp, mới mười tuổi A Phủ đã trốn lên núi và lưu lạc đến Hồng Ngài rồi lớn lên ở đó. Sinh sống và trưởng thành nơi rừng núi, A Phủ trở thành một chàng trai khỏe mạnh “biết đúc lưỡi cày, biết đúc cuốc lại giỏi cày và săn bò tót rất bạo”.

Vạm vỡ như vậy, khỏe mạnh vậy, A Phủ đã trở thành chàng trai trong mộng của những cô gái trong làng. Họ bàn tán rằng: “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Nhưng, các cô gái chỉ đùa nhau vậy chứ họ biết rằng A Phủ vừa nghèo, lại mồ côi cha mẹ, cũng không có tài sản gì, cả đời chỉ làm thuê, sao mà lấy được.

Xem thêm>>> Cảm nhận về chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ở truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”

Đáng lẽ ra, một người đáng thương nhưng chăm chỉ cần cù như A Phủ sẽ được hưởng hạnh phúc, sẽ được yêu thương. Vậy mà, anh bị đì xuống, bị đối xử không hề công bằng. May mắn rằng A Phủ đã được Mị cứu, không thì chắc anh đã chết dưới bàn tay của cha con thống lí Pá Tra.

Phân tích nhân vật A Phủ ta thấy A Phủ vốn là cậu bé có cá tính, gan góc ngay từ khi mười tuổi. Cùng thêm với cuộc sống hoang dã nơi rừng núi cũng như cuộc sống đầy vất vả phải ở đợ làm thuê. Bản tính ấy của A Phủ đã được rèn luyện thêm sắc hơn, mạnh hơn. Ngay khi xuất hiện ở đâu câu chuyện, A Phủ đã gây ấn tượng mạnh với người đọc qua những hành động mang đậm tính cách gan dạ, mạnh mẽ của mình như:. “chạy vụt ra”, “vung tay ném”, “xộc tới nắm” “kéo dập đầu, xé, đánh tới tấp…”.

Ngoài tính cách gan dạ, táo bạo của mình, A Phủ còn thể hiện mình là một người thẳng thắn, bộc trực, thật thà nhưng cũng hơi nóng tính. Với sự thẳng thắn của mình, A Phủ không thể chịu được cảnh con quan ỷ thế làm can nên đã đánh A Sử. Vì vậy, anh đã bị người nhà thống lí bắt, lại còn đánh suốt đêm khiến “mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt chảy máu”, “hai đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù”. Nhưng, A Phủ không xin xỏ gì, “chỉ im như cái tượng đá”.

Xem thêm>>> Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ

Điều ấy càng chứng minh cho sự gan dạ, mạnh mẽ, có trách nhiệm với hành động của anh. Việc phải luôn ở đợ, phải làm công trừ nợ không biến A Phủ thành một chàng trai mất tự do. Dù phải một mình gánh vác nhiều việc “đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa nhưng A Phủ cũng không màng tính toán.

Ngay cả khi mải bẫy nhím làm hổ săn mất con bò của thống lí. A Phủ cũng không dối gian mà ngay thẳng vác về nửa con bò ăn dở rồi bảo thống lí “cho tôi mượn cây súng. Tôi đi lấy con hổ về”. Đối với A Phủ, đó là một việc dễ dàng. Anh không hề sợ thống lí hay sợ con hổ. Anh chẳng sợ cái uy của bất kì ai cả. Anh không hề sợ hãi mà thản thiên lặng lẽ đi đóng cọc để người khác trói mình chết để thế cho con bò đã mất. A Phủ không hề sợ cả cái chết.

Trong màn đêm lạnh lẽo, lại còn bị trói đứng, vừa đói, vừa khát, A Phủ không hề cam chịu, anh đã cố nhai đứt vòng dây trói nhưng không thoát được. A Phủ đã khóc trong tuyệt vọng. Cái cảnh một chàng trai táo bạo, gan dạ lại yêu sự tự do phải ngậm đắng nuốt cay bỏ cuộc trước số phận. Trước cuộc đời nghiệt ngã đã khiến trái tim người đọc đầy sự thương xót. Và cũng qua đó, ta càng cảm nhận rõ sự tàn bạo, ác độc, cay nghiệt của chế độ phong kiến cũng như chúa đất miền núi thời xưa.

Xem thêm>>> Cảm nhận về nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Tô Hoài đã rất thành công trong việc khắc sâu nhân vật A Phủ trong tim người đọc. Để tạo nên sự thành công này, tác giả chắc hẳn đã dùng đến đôi mắt quan sát tinh tế cũng như có khả năng trời cho trong việc nắm bắt được tính cách con người. Và cũng qua nhân vật A Phủ, giá trị hiện thực và nhân đạo ở tác phẩm đã được tô đậm hơn.