Cảm nhận của anh chị về khổ thơ đề từ trong thi phẩm “Tiếng hát con tàu” Chế Lan Viên

Đề bài: Cảm nhận của anh chị về khổ thơ đề từ trong thi phẩm “Tiếng hát con tàu” Chế Lan Viên

Bài làm:

“Tiếng hát con tàu” là một trong những thi phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Chế Lan Viên.  Bài thơ được ra đời trong một sự kiện vô cùng đặc biệt khi mà trong cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng Tây Bắc những năm 1958 – 1960. Tuy nhiên, do lí do sức khỏe mà Chế Lan Viên không thể tham gia sự kiện này. Đây cũng chính là nỗi trăn trở của nhà thơ.  Khổ thơ đề từ là những cảm xúc mãnh liệt của Chế lan Viên.

Khổ thơ đề từ của thi phẩm mặc dù ngắn về số lượng, chỉ với 4 câu tuy nhiên những câu thơ ấy lại mở ra cả chân trời cảm xúc trong lòng người đọc.  Mặc dù ngắn nhưng khổ thơ này lại gói ghém tất cả tư tưởng chủ đề của cả tác phẩm. Và nó được ví như một cánh cửa để tác giả có thể bước vào để khám phá.

“Tây Bắc ư ?Có riêng gì Tây Bắc”?

Chủ thể trữ tình phân thân để đối thoại với chính lòng mình. Thực chất đây là hình thức đối thoại nội tâm. Đó là cõi lòng nhà thơ đang lên tiếng, tự hỏi và cũng tự trả lời. Không chỉ riêng Tây Bắc mà tình yêu của tác giả còn hướng đến mọi miền đất xa xôi của Tổ quốc. Những nơi đang cần xây dựng, cần bàn tay của con người.

“Khi lòng ta đã hóa những con tàu”

Tâm hồn của tác giả hóa thân thành những con tàu thực hiện cuộc hành trình đến với Tây Bắc cũng như mọi miền Tổ quốc. Đó là con tàu tâm tưởng, là khát vọng lên đường sôi nổi, rạo rực của nhà thơ. Con tàu tinh thần ấy vượt qua mọi giới hạn về không gian để băng mình tới mọi nơi trên dải đất hình chữ S.

“Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”

Con tàu lên đường trong không khí vui tươi, nhộn nhịp và khẩn trương của thời kì miền Bắc bắt tay vào xây sựng chủ nghĩa xã hội, tái thiết quê hương đất nước sau những năm tháng chiến tranh. Chế lan Viên sáng tác bài thơ này trong những ngày tháng diễn ra cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên miền ngược để dựng xây. Tất cả mọi người đều náo nức, hồ hởi với mảnh đất đã phải chịu nhiều bom đạn của kẻ thù. Miền Bắc giống như ngày hội toàn dân, bốn bề Tổ quốc như cất lên tiếng hát mê say, tiếng hát chung vui của niềm hạnh phúc. Nhịp đập trái tim của tác giả cũng hối thúc, xôn xao cùng với thời đại. Chính tâm hồn của thi sĩ cũng đang ngập tràn tiếng ca yêu đời, yêu cuộc sống, yêu Tổ quốc và nhân dân tha thiết.

Con tàu tâm tưởng ấy đang đồng hành cùng với Tây Bắc và hiện hữu trong tâm hồn của nhà thơ:

“Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”

Chúng ta lại nhớ đến lí do mà Chế Lan Viên không thể tham gia cuộc vận đọng là do sức khỏe. Ông không thể trực tiếp đặt chân đến mảnh đất Tây Bắc được. Nhưng co tàu tâm hồn đã giúp thi sĩ thực hiện được những khát vọng. Tây Bắc luôn hiện hình trong tâm tưởng của nhà thơ để rồi nó như một niềm an ủi nhỏ đối với riêng tác giả. Không phải chỉ khi ta đặt chân đến đó mới là ta tham gia vào cuộc hành trình đó, mới là thể hiện tình yêu với nó. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu trong tim bằng thứ tình cảm chân thành thì tây bắc có thể hiện hữu và luôn ở trong tim chúng ta, dù chún ta ở bất cứ nơi đâu. Tây Bắc sẽ trở thành một phần máu thịt trong suốt cả một hành trình dài của Chế lan Viên.

Bốn câu thơ thể hiện nhiều ý nghĩa và những triết lý sâu sắc, suy tư của nhà thơ. Những câu thơ đi nhẹ nhàng vào lòng người đọc bằng cảm xúc nồng nàn , lắng sâu trong lòng độc giả với chất trí tuệ đậm đà. Thơ Chế Lan Viên là thế, là sự trộn lẫn giữa cảm xúc và suy tư, giữa tình cảm và trí tuệ. Khổ đề từ như lời mở đầu cho tất cả những cảm xúc được nhà thơ giãi bày ở thi phẩm.

Tải về máy>>>

Download “Cảm nhận của anh chị về khổ thơ đề từ trong thi phẩm “Tiếng hát con tàu” Chế Lan Viên”

LQF0e – Downloaded 652 times –

XEM THÊM >>> Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên