Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng sau khi lấy Thị làm vợ

Đề bài: Nêu cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi lấy Thị làm vợ trong đoạn trích:

“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

(….)

Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)

cảm nhận về tâm trạng của nhân vật tràng

Bài làm:

“Vợ Nhặt” là truyện ngắn được trích trong tập truyện “Xóm ngụ cư” của nhà văn Kim Lân. Câu truyện kể về nhân vật anh cu Tràng một người nông dân hiền lành chất phác trong nghịch cảnh lại có được hạnh phúc lứa đôi.Không chỉ xây dựng nhân vật thành công qua nét tính cách và ngoại hình, Kim Lân còn khắc họa rất thành công diễn biến tâm trạng của nhân vật này. Đặc biệt thông qua đoạn trích:

“…Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra.Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

(….)

Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà…”.

(Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai. NXB Giáo dục, 2008)

Vợ Nhặt được lấy bối cảnh từ nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945 khi mà đất nước ta óc đến 2 triệu người chết đói.Nhân dân ta chịu cảnh áp bức một cổ hai tròng.Ở miền Bắc, phát xít Nhật bắt dân ta phải nhổ lúa trồng đay. Thực dân Pháp thì ra sức vơ vét thóc gạo của người nông dân. Hậu quả là đến cuối năm 1945, người dân rơi vào thảm cảnh bi thương khi hàng triệu người bị chết đói.Đây được xem là nạn đói lớn nhất trong lịch sử. Nhưng kỳ lạ thay ngay cả trong hoàn cảnh đói khát tăm tối nhất khi người ta cận kề bên miệng vực của cái chết thì những con người lao động Việt Nam vẫn lạc quan hướng về tương lai hạnh phúc hơn.

XEM THÊM >>> Cảm nhận về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Nhân vật Tràng trong truyện ngắn được miêu tả là một gã trai nghèo khổ.Nghèo đến tột cùng cái nghèo đấy được thể hiện qua “chiếc áo nâu tang”, ngôi nhà thì “vắng teo đứng rúm ró bên mảnh vườn mọc lổm nhổm những búi cỏ dại”. Và Tràng chỉ là một gã kéo xe bò thuê. Đến cái tên của hắn cũng thể hiện sự thô kệch nghèo khó. Ngòi bút của Kim Lân đã khắc họa nhân hình của Tràng một cách rất sống động:”hai mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra”. Bộ mặt thô kệch, thân hình to lớn, vạm vỡ, cái đầu thì trọc lốc…Dưới ngòi bút của Kim Lân, hắn chỉ như một bức chân dung vẽ vội một hình hài được tạo hóa đẽo gọt quá ư sơ sài, cẩu thả. Không chỉ xấu xí mà cái sự nghèo khổ còn khiến cho hắn bị dở tính có tật “vừa đi vừa nói”. Hắn hay “lảm nhảm than thở những điều hắn nghĩ” thỉnh thoảng còn “ ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch”.

Trong cái cơn thóc cao gạo kém đó, một người vừa xấu xí lại nghèo như Tràng không ai có thể hình dung được là hắn có thể có vợ. Mà hoàn cảnh lấy được vợ cũng hết sức thú vị. Hắn nhặt được vợ trên đường đi đẩy xe bò trở thóc về nhà. Thị đã theo hắn về nhà sau lời mời chào tưởng như bông đùa và  bốn bát bánh đúc ở chợ huyện.

Kim Lân đã dành rất nhiều trường đoạn để miêu tả diễn biến của nhân vật Tràng sau khi nhặt được vợ. Đầu tiên khi nghe những lời hàng xóm xì xầm, bàn tán chê bai:”chao ôi, thời buổi nào còn rước cái của nợ ấy về, có nuôi nổi nhau sống qua ngày không?”.Nhưng Tràng nghe thấy thế cũng chỉ “Chậc. Kệ” giờ đây hắn chỉ còn “tình nghĩa với người đàn bà đi kế bên”. Hắn tủm tỉm cười hai mắt sáng lấp lánh mơ về niềm hạnh phúc tương lai.

Buổi sáng hôm sau khi Tràng thức dậy tâm trạng của hắn thực sự thay đổi. Niềm vui lâng lâng trong người khi hắn nhìn thấy nhà cửa dọn sạch sẽ tinh tươm.Mẹhắn đang nhổ cỏ vườn.Vợ đang quét sân tiếng chổi vang lên đều đều.Bỗng nhiên, hắn cảm thấy yêu thương gắn bó với cái nhà của hắn một cách lạ lùng.Thế là từ đây hắn đã có một gia đình, hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây.Cái nhà sẽ trở thành nơi che mưa che nắng cho vợ chồng hắn. Một nguồn sung sướng và phấn chấn dâng lên trong lòng Tràng. Lúc này, Tràng cũng biết bổn phận của người đàn ông trong gia đình cần lo lắng cho vợ. Hắn cũng chạy xăm xăm ra giữa sân và tham dự vào một phần giúp tu sửa căn nhà. Chỉ trong một đoạn văn ngắn ngủi mà Kim Lân đã lột tả được tâm trạng của nhân vật Tràng. Từ bất ngờ, bỡ ngỡ cho đến hạnh phúc tột  cùng khi biết mình đã có gia đình.

Thông qua đoạn trích trên ta thấy nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Với những ngôn từ mộc mạc, giản dị dậm chất nông thôn có thêm sự gia công sáng tạo của nhà văn. Cùng lối kể truyện hấp dẫn sinh động giúp chúng ta hiểu thêm phần nào về nhân vật anh cu Tràng. Một người nông dân tuy sống trong hoàn cảnh nghèo khó, khổ cực nhưng chưa bao giờ từ bỏ mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc sau này. Đó chính là tư tưởng nhân đạo được nhà văn khéo léo lồng ghép vào trong tác phẩm.

Tải về>>>

Download “Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Tràng”

J4N9i – Downloaded 1552 times –

XEM THÊM >>> Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân

XEM THÊM >>> Cảm nhận chi tiết bữa cơm ngày đói trong Vợ Nhặt của Kim Lân

XEM THÊM >>> Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân