Hãy nói lên những cảm nhận sau khi đọc bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Hãy nói lên những cảm nhận sau khi đọc bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, một vĩ lãnh tụ, một vĩ nhân của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Bác gắn liền với sự nghiệp giải phóng đất nước. Cuộc đời của người là một sự bình dị, chân thành, yêu thương đồng bào. Ẩn sâu trong trái tim của Bác là những khát khao cháy bỏng. Những ước nguyện đem lại tự do cho dân tộc. Trong trái tim ấy cũng là tâm hồn của một người nghệ sĩ, thi sĩ với những áng thơ hay để lại cho đời.

Hồn thơ của Bác khi đọc vào chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, nhưng ấm nồng, chứa đựng bao tình cảm và khát khao. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là bài thơ “Cảnh khuya”. Hãy nói lên những cảm nhận sau khi đọc bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

Hãy nói lên những cảm nhận sau khi đọc bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh
Hãy nói lên những cảm nhận sau khi đọc bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh

Mở đầu bài thơ là những âm thanh của tiếng suối chảy

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Trong cái khu rừng dường như có vẻ rất tĩnh mịch. Thì nhà thơ mới có thể cảm nhận được tiếng suối kêu róc rách từ xa, nghe du dương như tiếng hát. Tiếng suối róc rách, vừa gần gũi, giản dị nhưng là một điều gì đó có vẻ bí mật từ nơi xa vọng đến. Biện pháp tu từ so sánh “tiếng suối trong” với “tiếng hát xa”. Đã làm toát lên vẻ đẹp của một không gian thiên nhiên sống động.

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong cái không gian róc rách của suối, nhìn lên trên trời cao là hình ảnh của ánh trăng lấp ló trên những tán lá cây “cổ thụ” với những bông hoa xen kẽ khiến cho tầng tầng lớp lớp như kiểu trăng đang lồng vào đó. Tất cả đang hòa quyện, quấn quýt lấy nhau. Người thi sĩ ngắm nhìn cái cảnh vật đó phải thực sự đang say đắm mới có thể viết nên câu thơ hay như thế.

Xem thêm>> Phân tích và nói lên những cảm nhận về bài thơ Viếng Lăng Bác

Phải có tình yêu thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ mới có thể phác thảo được vẻ đẹp của núi rừng tuyệt vời như vậy. Cảnh vật như đang toát lên một cách sống động. Có suối, có trăng, có cây, có hoa, có thi sĩ.

Khi đọc lên những câu thơ mà sao nghe như tiếng hát du dương. Làm xóa tan đi bao muộn phiền khó khăn của cuộc sống khiến người ta cảm thấy thực sự thư thái.

Chỉ với hai câu thơ đầu, một bức tranh thiên nhiên huyền ảo, trong vắt đã hiện ra. Như đưa ta vào thế giới thi trung hữu họa, cô đúc, lắng đọng những nét đẹp tinh túy nhất. Tiếp đó, tác giả đã uyển chuyển biến đổi từ cảnh sang bóng dáng con người.

“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong cái khung cảnh yên bình tươi đẹp đó tưởng chừng như sẽ đem lại sự vô lo vô nghĩ. Thế nhưng vẫn còn đó hình ảnh một con người đang thao thức. Nỗi thao thức đó của chính nhà thơ, của chính Bác Hồ. Người trăn trở bởi vì “nỗi nước nhà” vẫn chưa còn tự do, dân tộc ta vẫn đang bị sự chèn ép của thực dân. “Cảnh khuya” có đẹp “như vẽ” nhưng cũng không thể nào làm cho Bác quên đi nỗi trăn trở.

Hình ảnh nhân hóa trong câu thơ khiến cho bức tranh đêm khuya thực sự thêm sống động, trong cái cảnh khuya tĩnh mịch đó, vạn vật dường như đều đang chìm vào giấc ngủ, nhưng vẫn có một con người vẫn đang trằn trọc, vẫn đang mở ánh mắt trầm ngâm.

Xem thêm>>> Phân tích và cảm nhận về bài thơ Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Cảnh đẹp kia chỉ là cái để thi sĩ ngắm, thi sĩ thể hiện nỗi khát khao hòa quyện vào. Và cũng là điều mong muốn ai. Ai cũng có thể thấy được những vẻ đẹp đó trong tự do, hòa bình. Kết thúc bài thơ là nỗi canh cánh trong lòng Bác, lo lắng cho vận mệnh dân tộc. Cảnh có đẹp bao nhiêu nhưng dân tộc đang bị áp bức, cảnh đẹp đó có thể là đẹp thật nhưng sẽ không hưởng thụ được một cách trọn vẹn.

Bài thơ “Cảnh khuya” thực sự là một bông sen vàng trong kho tàng thơ ca của Việt Nam mà bác đã để lại. Với phong cách thơ mộc mạc, giản dị nhưng đầy chân thành chứa đựng rất nhiều tâm tư của người thi sĩ, của một vị lãnh tụ trong đó.

Cả không gian tươi đẹp giữa đêm khuya không ngăn được nỗi lòng vì nước vì dân cứ mãi dâng lên trong tâm trí thi nhân cũng như sự trăn trở không dứt chẳng ngăn được trái tim hòa nhịp với vẻ đẹp thiên nhiên. Đó chính là con người của Bác, một tâm hồn thi sĩ trong một vị lãnh tụ vĩ đại. Lúc nào người cũng cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống, với những khát khao cháy bỏng muốn giải phóng giân tộc khỏi ách nô lệ.

Xem thêm:
– Phân tích tác phẩm truyện ngắn Cô bé bán diêm của An Đéc Xen
– Phân tích tác phẩm truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen Ri
– Kinh nghiệm sống đúng cách để thành công trong công việc