Người đàn bà làng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu là một là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn. Từ sau 1975, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một trong những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến của thi sĩ. Hình ảnh người đàn bà làng chài là hình ảnh để lại trong lòng người nhiều ám ảnh, trăn trở về cuộc sống của con người trong thời kì đổi mới.
Truyện được kể lại qua lời kể của nhân vật Phùng, một người lính vừa bước ra từ cuộc chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Theo lời đề nghị của trưởng phòng, Phùng trở về chiến trường xưa để chụp một tấm hình cảnh thuyền biển cho bộ lịch Tết. Tại đây, anh đã phát hiện ra một bức tranh để chụp một tấm hình cảnh thuyền biển cho bộ lịch Tết. Tại đây, anh đã phát hiện ra một bức tranh thuyền biển lúc bình minh đẹp như tranh mực Tàu của một danh họa thời cổ.
Nhưng éo le thay, đang ngây ngất với cảm giác hạnh phúc thì Phùng phải chứng kiến một cảnh tượng phũ phàng. Đó là cảnh người chồng đánh vợ một cách thô bạo, còn người vợ thì nhẫn nhục chịu đựng một cách khó hiểu. Phùng từ ngất ngây sung sướng đến kinh ngạc, sững sờ. Có thể nói, nhà văn đã ra tình huống truyện độc đáo và từ tình huống này mà nhân vật người đàn bà dần hé lộ số phận và tính cách.
Tác giả chỉ gọi nhân vật của mình là người đàn bà một cách phiếm định. Phải chăng ông muốn nói hộ bao nhiêu người đàn bà vô danh ở vùng biển này?
Người đàn bà trong truyện trạc ngoài bốn mươi, cùng chồng đánh cá bằng thuyền lưới vó ở một vùng biển miền trung.
Người đàn bà có thân hình “cao lớn với những nét thô kệch”, “rỗ mặt”, lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt “mệt mỏi”, “tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Cái vẻ ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, quanh năm phải chống chọi với cái nghèo, cái đói, với thiên tai khắc nghiệp.
Ngay từ hình thức bên ngoài của nhân vật, tác giả đã dự báo về một số phận lắm éo le, nghịch cảnh. Khắc họa về hình ảnh người đàn bà, Nguyễn Minh Châu tập trung ở khuôn mặt và đôi mắt – nơi ẩn giấu những bí ẩn của cuộc đời. Ở người đàn bà xấu xí, rỗ mặt ấy có một đôi mắt thật lạ. Đôi mắt chính là cuộc đời chị. Đôi mắt của một cuộc đời không bình lặng. Đôi mắt “ngước nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng rồi… đưa cặp mắt nhìn xuống chân đầy vẻ cam chịu.
Đôi mắt đã từng “nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một”, nói những lời đâu phải dẽ nghe sau những giây phút “sợ sệt, lúng túng, rón rén đến ngồi ghé vào chiếc ghế và cố thu người lại”. người đàn bà xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt vì thiếu ngủ, vì lao lực, khuôn mặt chứa đầy những giọt nước mắt trong những vết rổ chằng chịt, khuôn mặt cúi xuống nhẫn nhục khi nói về đời mình, khuôn mặt ấy còn ám ảnh Phùng mãi sau này.
Nguyễn Minh Châu khắc họa đậm nét những chi tiết ngoại hình nhằm giúp người đọc hình dung được cuộc sống khổ đau, bất hạnh của nhân vật. Bà phải chịu đựng về cả nỗi đau thể xác lẫn tinh thần.
Thường xuyên bị chồng đánh nhưng người đàn bà ấy vẫn quyết gắn bó với người chồng vũ phu. Trong tâm thức bà luôn lo sợ các con sẽ bị tổn thương, luôn phải che giấu những nỗi đau của mình nhưng các con vẫn khiến bà thực sự đau lòng vì “bà cảm thấy đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”.
Bà đau vì không tránh được cho con khỏi bị tổn thương do bạo hành gia đình. Bà làm như vậy như là để tạ tội với các con vì không thể cho nó một mái ấm hạnh phúc. Bà hiểu được nguyên nhân sự nghèo khổ của gia đình là do đông con, chồng phải trốn lính, thuyền chật, cuộc sống bấp bênh. Bà hiểu sâu sắc thiên chức làm mẹ, hiểu được bản chất của chồng.
Theo bà, ông ta trở nên thô bạo như vậy là do hoàn cảnh quá nghèo, quá khổ. Người chồng vũ phu kia chỉ là nạ nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt.Tóm lại, nhân vật người đàn bà hàng chài là một người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Một phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người Á Đông là biết nhẫn nhịn, biết hi sinh bản thân vì gia đình, chồng con. Qua nhân vật người đàn bà hàng chài, tác giả muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật. “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống con người.
Đó là cái nhìn đa chiều, ở các cự li khác nhau, để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người. Phải chăng sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm tin yêu cuốc ông, trân trọng vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm và tấm lòng bao dung của người phụ nữ? Đó không phải là vẻ đẹp chói chang, hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp, lam lũ của đời thường.