Phân tích bài thơ Mây và Sóng – R.TA – GO (Rabindranarth Thakur)
Thành phố Ca-cút-ta của Ấn Độ vinh dự có một nghệ sĩ nổi tiếng đa tài. Đó là người đã được nhận giải thưởng No-ben văn học năm 1913 với một gia tài đồ sộ: 22 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, 1500 bức họa, rất nhiều ca khúc, và bài viết thuộc nhiều thể loại khác. Năm 1929, đất Sài Gòn đã vinh hạnh được đón nghệ sĩ đa tài ghé thăm.
– Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan năm 1909, và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non vào năm 1915, ghi lại tình thương yêu gắn bó giữa con và mẹ.
Bài thơ có hai đoạn, mỗi đoạn mang một nội dung riêng gồm hai phần mà ta nhận biết ở đối tượng của lời kể của em bé. Cụ thể:
Đoạn 1:
– Phần một: Đối thoại với mẹ về mây
– Phần hai: Đối thoại với mây và nêu lên trò chơi với mẹ.
Đoạn 2:
– Phần một: Đối thoại với mẹ về sóng.
– Phần hai: Đối thoại với sóng và nêu trò chơi với mẹ.
Như thế, nếu bỏ phần thứ hai trong mỗi đoạn thì ý thơ không trọn vẹn.
– Phần một: Đối thoại với mẹ về sóng.
– Phần hai: Đối thoại với sóng và nêu trò chơi với mẹ.
Như thế, nếu bỏ phần thứ hai trong mỗi đoạn thì ý thơ không trọn vẹn.
1. Trừ lời gọi “Mẹ ơi”, câu cuối của đoạn 2, và từ ngữ trong mỗi đoạn, cả hai đoạn đều giống nhau về hình thức kết cấu:
– Thuật lại lời mời gọi.
– Lời từ chối và lí do từ chối.
– Bày ra trò chơi từ đối tượng mời gọi.
2. Dòng thơ “Con hỏi…” nằm ở dòng thứ năm mỗi đoạn, về ý nghĩa là muốn cách thực hiện sở thích vì cậu bé cũng muốn vui chơi với “người trên mây” và “trong sóng”. Biết rồi mới trả lời là “đồng ý” hay “từ chối”, đó là tâm lí chung.
3. Trò chơi của “người mây, người sóng” chỉ là trò chơi của hiện tượng tự nhiên, không biến hóa, không tình cảm.
– Trò chơi do em bé tạo ra cũng có hình ảnh tự nhiên của mây, sóng, mặt trăng nhưng khác là có sự biến hóa, con người đóng vai mây, sóng, mặt trăng, bến bờ kì lạ nên có cử chỉ thân ái mang lại cảm xúc cho ngươi đọc (Con ôm lấy mẹ – con lăn … vào lòng mẹ).
4. – Câu trúc của hai đoạn thơ giống nhau nhưng người đọc vẫn thấy hay, vẫn có cảm giác thích đọc.
– Tạo nên sự liên tưởng kì ảo phong phú cho người đọc từ các hình ảnh thực là mây, trăng, sóng, bến bờ. (Ai sống trên mây? Ai sống trong sóng? Hình dáng của họ ra sao? …).
5. – Phân tích ý nghĩa của hai câu thơ cuối bài:
– Mây, trăng, trời, sóng, bến bờ là hình ảnh thực, mỗi thứ đều có vị trí, có sự gần gũi, gắn bó tự nhiên. Mây, trăng không thể tách khỏi bầu trời; sóng không thể tách khỏi bến bờ. Chúng còn mang ý nghĩa tượng trưng.
– Hình ảnh sóng, bến bờ ở hai câu thơ cuối cũng như mây và trăng … đều là những hình ảnh đẹp quyến rũ. Nhưng mẹ – con càng không thể tách rời vì có tình người, có bổn phận và trách nhiệm. Con và mẹ hóa thân vào hai hình ảnh ấy cũng có nghĩa là tình mẫu tử không thể tách rời, lại gắn bó với vũ trụ. “Không ai trên thế gian này biết chốn nào là nơi ở của mẹ con ta”, nhưng thực ra mọi người đã biết vì tình mẫu tử ở khắp nơi…
– Mẹ thương con biển hồ lai láng …
– Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào …
– Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào …
Đời vẫn có nhiều cám dỗ, quyến rũ. Tình mẫu tử là một điểm tựa vững chắc để lớp đàn con lớn lên vịn vào đó mà trưởng thành, mà từ chối được những cám dỗ và quyến rũ ấy.
– Mây và sóng là bài thơ hay mang chủ đề trên của nhà thơ R.Ta-go.
* Ghi chú:
– Thơ bằng văn xuôi
– Ghi lại lời kể của con với mẹ về những đối thoại giữa con với mây và sóng. Sự gắn bó thương yêu giữa con và mẹ.
– Thơ bằng văn xuôi
– Ghi lại lời kể của con với mẹ về những đối thoại giữa con với mây và sóng. Sự gắn bó thương yêu giữa con và mẹ.