Đề bài: Phân tích bài thơ mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng, bụi không mờ,
Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
(Hồ Chí Minh – Nhật kí trong tù)
Bài làm:
Nhật kí trong tù ! Tập thơ của một bậc đại trí đã biến cái dũng thành sức mạnh trào lộng trong gian nguy:
“Rồng quấn vòng quanh chân với tay
Trông như quan võ quấn tua vai
Tua vai quan võ bằng kim tuyến
Tua của ta bằng một sợi gai…”
Nhưng khi vừa được tự do, Bác đã làm bài thơ Tân xuất ngục học đăng sơn (Mới ra tù tập leo núi) để khép lại cuốn nhật kí suốt “mười bốn trăng tê tái gông cùm”.
Câu phá đề của bài tứ tuyệt này như hé một cánh cửa, cho trời mây ngập vào hồn người đọc:
“Núi ấp ôm mây, mây ấp núi”
Nhưng người chẳng làm thơ dễ dãi như vươn tay mở then cửa đâu. Để có câu thơ này, ta cũng đã hiểu rằng Bác đã trãi qua những ngày gian khổ, không được đi lại trong bốn bức tường của bọn Tưởng Giới Thạch:
“Nghỉ lâu chânn tựa bông mềm nhũn
Đi thử hôm nay muốn ngã quay…”
Thế mà bây giờ, Bác đã ung dung leo núi… leo mãi cho đến một đỉnh cao chót vót… để khi dừng chân lại nhìn bốn phương trời, chỉ thấy “núi ấp ôm mây, mây ấp núi”. Tại sao lúc âm thầm leo núi, Bác chẳng sáng tác, mà lại bắt đầu bài thơ khi đã đến đỉnh? Có phải chăng khi thân hình và tâm hồn đã hòa lẫn với mây trời, Bác mới xúc động… tức cảnh sinh tình? Con người Bắc lúc này đã ngang tầm với mây rộng, núi cao, trùng trùng điệp điệp quanh Bác. Một bức tranh thần kì đã được vẽ nên với những tính chất vô cùng tương phản: tính tĩnh và động, tính thực và ảo của núi và mây. Thế mà chúng lại quyện chặt vào nhau:
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.
(Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân).
Nghệ thuật điệp từ, đảo từ đã đuojcw sử dụng thật tài tình để khắc họa thêm rõ bức tranh huyền ảo đầy thơ mộng ấy theo nguyên bản. Toàn câu thơ gồm có bảy tiếng , nhưng năm tiếng đã dành để tảo núi và mây. Từ ủng lập lại hai lần, dịch ra là “ấp, ôm” lại càng diễn tả nét duyên dáng, đằm thắm hữu tình của bức trannh thiên nhiên không có bốn đường khung giới hạn. Vang! Người họa sĩ nào cũng vẽ tranh trên một cái khung có bốn cạnh, nhưng bức tranh của Bác là bức tranh tâm trạng của một con người vừa trải qua: “mười bốn trăng tê tái gông cùm”, suốt đời khát vọng tự do. Không phải tự do chỉ cho riêng mình, mà là tự do cho cả một dân tộc. Niềm khát khao tự do này làm sao có thể là một bức tranh bị giới hạn bởi một cái khung có bốn cạnh?
Trong thơ cổ, hình tượng nhân vật trữ tình “đăng cao, đăng sơn hay thương lâu” để một mình đứng trước vũ trụ, đối diện đàm tâm với nhật nguyệt càn khôn. Nhưng ở lúc này, Bác đã: “đối diện đàm tâm” chỉ với mây núi cao vời, mà mắt vẫn không rời mảnh đất, dòng sông. Phải chăng khi lên cao, đi xa… ta lại càng nhớ về mặt đất. Mặt đất dưới kia với biết bao đường nét: này cỏ hoa, nọ núi rừng, và kia… nhà cửa… Bà huyện Thanh Quan khi dừng chân ở đèo ngang, nhìn xuống xa xôi đã đặc tả:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đac bên sông, chợ mấy nhà.
Ở đây, Bác không bất kì một sắc lá, một ngôi nhà nào vào thơ ngoại trừ một:
“Lòng sông gương sáng, bụi không mờ”.
Gương sáng – đó là dòng sông phẳng lặng không một gợn sóng, chói lòa như một tấm gương không một hạt bụi vấy nhòa. Nếu đọc vào nguyên tác:
“Giang tâm như kính tĩnh vô trần”
Ta sẽ thấy hai tiếng “như kính” vang lên cao vút, như một tấm gương có sức sáng rỡ ràng. Vì sao thế? Vì tấm gương lòng sông ấy đã phản chiếu tấm lòng trong sáng của Người. Tấm lòng thủy chung với lí tưởng cách mạng, thủy chung với dân tộc Lạc Hồng. Tấm lòng sắc son của một con người bôn ba biển năm châu để cuối cùng đi tìm lại dấu chân Lênin trên tuyết lạnh nước Nga, luôn xem mọi hình phạt của ngục tù kẻ thù như những hạt bụi dơ bẩn.
XEM THÊM >>> Phân tích bài thơ Cảnh khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh
Tóm lại, nửa bài thơ dành trọn cho việc khắc họa một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ với chập chùng núi, chập chùng mây trên dòng sông sáng rực. Toàn cảnh tạo cho người đọc tưởng tuộngw ra một bức tranh bao la vô tận và rữ rỡ ngời ngời. Đó chính là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt. Đó cũng là khát vọng tự do khôn cùng của Người – người lãnh tụ tôn kính của dân tộc Việt Nam.
Nhưng thiên nhiên trong thơ bác không phải là những “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” để người thi sĩ trốn vào đó, chẳng dám tung mình ra biển đời mênh mông sóng gió. Trong thơ Bác luôn đồng thời có phong thái cổ thi của một thi nhân trầm mặc hòa quyện với tấm lòng của người lãnh tụ luôn nung nấu tâm can vì dân, vì nướ. Chính vì thế, nửa sau bài thơ lại là một bức tranh nội tâm rạo rực.
“Bồi hội dạo bước Tây Phong lĩnh”
Đến đây ta không thấy mắt sáng ngời của Bác quay nhìn bốn phương mây núi, ta cũng không thấy Bác thanh thản lặng yên nhìn xuống dòng sông loang thoáng ánh gương. Và lại hiện ra với dáng đi nôn nao của một người vứa sung sướng trong tự do, vừa canh cánh bên lòng niềm mơ ước “hai tay xây dựng một sơn hà”. Hai từ “bồi hồi” càng cho ta hiểu thấu tâm trạng vừa vui mừng của một cánh chim xen lẫn với nỗi nhớ nhưng giữa bầu trời to rộng mà quê hương thì còn quá xa xôi. Bốn phương mênh mông, chim trời có thể tung bay rồi đấy, nhưng Tây Phong Lĩnh vẫn là Tây Phông Lĩnh ở tận Trung Hoa, đâu phải là Hồng Lĩnh hay Pác Pó Việt nam. Một mình dạo bướ trên ngọn núi chót vót, lòng bồi hồi giữa vui mừng và nôn nao, Bác lại hướng về một góc trời:
“Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa”.
Bài thơ mở ra với cảnh trời mây Trung Quốc mênh mông. Và đến dây khép lại với cảnh “ trời Nam” thương nhớ và ánh mắt trông mong vời vợi.
Hóa ra… Người “mới ra tù” còn đang “học leo núi” mà lòng dạ đã về “trời Nam”.
Khi “ thân thể ở trong lao” tâm hồn Bác đã ở ngoài lao thì khi ở Tây Phong lĩnh, hồn bác đã về trời Nam với đất cũ, bạn xưa. Đó hẳn là một điều rất dĩ nhiên nơi tâm hồn của một người suốt đời vì dân tộc, suốt đời vì cách mạng.
Nhớ bạn ! Đó là bạn bè – đó cũng là những đồng chí, là Đảng từng sát vau bên Bác. Nhưng có phải suốt 14 tháng ngục tù, khi được tự do, Bác mới nhớ đến bạn không? Không ! một mùa găth, một luống cày chợt nhìn thấy trên đuongfw bị giải đến nhà giam mới cũng đã gợi nhớ trong Bác.
“Ngày đi… Bạn tiễn đến bên sông
Hẹn bạn về khi lúa đỏ bông
Nay gặt đã xong, cày đã khắp
Quê người tôi vẫn chốn lao lung…”
Cùng một tâm trạng “nhớ bạn” nhưng có giống nhau chăng? Khi chưa được tự do, nỗi nhớ nhung bạn bè đồng chí của Bác gắn liền với lòng ray rứt trễ hẹn, thất hẹn, với nỗi buồn âm thầm.
“Quê người tôi vẫn chốn lao lung”
Nhưng ở bài thơ này, nỗi nhớ thương gắn liền với bầu trời nước Việt: “Vọng Nam thiên / Ức cố nhân” đã trở thành hai về đối thật hoàn chỉnh. Nỗi nhớ thương ở đây đã thoát khỏi nỗi buồn rầu. Mà… nhớ nhung ở đây là nổi nhớ chờ ngày họp mặt để cùng nhau sát cánh, lái con thuyền cách mạng sớm đến bến bờ chiến thắng.
Nửa bài thơ sau đã đuojcw đúc kết với các từ “bồi hồi”, “trông nhớ…” diễn tả tâm trạng của bác khi vừa ra tù. Ôi… dường như Người quên rằng có những khi:
“Răng rụng mất một chiếc
Tóc bạc thêm mấy phần
Gầy đen như quỷ đói
Ghẻ lở mọc đầy thân…”
Thế mà khi vừa ra khỏi nơi chốn ấy, Bác không dành lấy một ngày, một tháng để lo lắng cho sức khỏe của mình, để nghỉ ngơi sau bao nhiêu ngày cức nhọc. Thật chẳng ngạc nhiên khi Tố Hữu nói rằng bác là một dòng sônng, mà dòng sông thì chẳng bao giờ dừng lại:
Chỉ biết quên mình, cho tất cả
Như dòng sông chảy nặng phù sa.
Nếu nói đến thói quen của các nhà thơ cổ khi “đăng cao” hẳn chúng ta không quên bài Hoàng Hạc Lâu:
Hạt vàng bay mất từ xưa
Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay…
Thì trong thơ Bác vẫn có cái phong cách cổ điển với mây cao vút, với quê hương xa xăm… nhưng trong bài tứ tuyệt của bác lại có hình ảnh rất cụ thể, rất Việt Nam và rất hiện đại, đó chính là câu kết:
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Câu kết này đã chấm dứt một bài thơ “đăng sơn” của Người. Một cái “kết” rất mới mẻ so với các bài thất ngôn xưa nhưng rất thường thấy và rất dễ hiểu ở thơ Người.
Thưởng thức văn học không thể tách rời hoàn cảnh sáng tác và hình thức phổ biến của một tác phẩm. Đặc biệt là với bài thơ này. Ai trong chúng ta mà không thấy thú vị và nể phục Bác khi được nghe kể rằng sau khi sáng tác Bác đã chép nguyên văn bài thơ này lên một tờ nhật báo Trung Quốc, không kí tên và gởi về đất Việt. Tờ báo đã tránh khỏi bao nhiêu con mắt của bọn mật thám và lọt vào tay các đồng chí cách mạng… Và… Dưới những câu thơ tả cảnh, tả hình lấp lánh giương và lòng thương nhớ… thì… một bức mật thư đã hiện ra trong trí mọi người:
Địch ở giữa ta… ta giữa địch
Lòng Bác sắc son, chẳng chuyển dịch.
Một mình bồi hôi Tây Phong Lĩnh
Trông về nước Nam, chờ thân thích…
Đến hôm nay, nhân dân cả nước và nhân dân toàn thế giới vẫn tôn kính Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – vị anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ sáng suốt chí ái chí nhân – đồng thời lại là nhà thơ lỗi lạc. Tất cả hào khí anh hùng và tất cả tinh hoa văn hóa của bốn ngàn năm văn hiến đã hun đúc nên Người, rọi ánh sáng vào bài thơ lóng lánh nhiều góc cạnh này.
Tải về máy>>>
Download “Phân tích bài thơ mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh”