Nghị luận về bài thơ “Khuyên thanh niên” của Hồ Chí Minh

Đề bài: Nghị luận về bài thơ “Khuyên thanh niên” của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Bác là người đã dẫn dắt dân tộc ra thoát ra khỏi ách thống trị của kẻ thù, trở thành một đất nước độc lập tự do. Nhắc đến Bác, người ta không thể nào không nhớ tới những điều tuyệt vời nhất bác để lại. Đó là những bài học quý báu về tình yêu dân tộc, ý chí quyết chiến quyết thắng vượt qua mọi thử thách, ham học hỏi…

Bài thơ “Khuyên thanh niên” bác tặng cho một đơn vị thanh niên xung phong vào tháng 9/1950 là một trong số đó. Hôm nay chúng ta hãy nghị luận về bài thơ “Khuyên thanh niên” của Hồ Chí Minh.

Nghị luận về bài thơ "Khuyên thanh niên" của Hồ Chí Minh
Nghị luận về bài thơ “Khuyên thanh niên” của Hồ Chí Minh

“Khuyên thanh niên” là một bài thơ ngắn với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Một bài thơ tuy ngắn gọn nhưng đem lại rất nhiều điều khiến chúng ta phải suy ngẫm, đặc biệt là lớp trẻ, lớp thanh niên.

“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền.
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên.”

Bài thơ này được sáng tác vào lúc đơn vị thanh niên xung phong đang đào đất, đục đá mở đường cho quân đội ta ra trận kháng chiến chống Pháp tại Việt Bắc vào năm 1946 – 1954. Bác Hồ đã bắt gắp hình ảnh ấy, và tặng cho các thanh niên xung phong một bài thơ như một lời khích lệ tinh thần, và bao trùm đằng sau bài thơ đó là một lời khuyên “có chí thì nên”.

Xem thêm: Nghị luận “Vợ nhặt” của Kim Lân để thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc

Bài thơ có 4 câu nhưng đã làm toát lên hai ý. Hai câu đầu bài thơ muốn nói đến điều đáng sợ nhất của đời người đó là “sợ lòng không bền” còn không có gì là khó cả. Nếu như lòng không bền, nhanh nản chí, thiếu kiên nhẫn thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn, còn ngược lại thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn thử thách của cuộc sống.

Hai câu cuối của bài thơ như là một lời kết chặt, nén lại cái ý chí, cái nghị lực phi thường của con người sẽ có thể “Đào núi và lấp biển”. Sẽ có thể thực hiện được một việc vô cùng to lớn, lớn lao không thể xong trong một sớm và một chiều, và để có thể làm được điều to lớn đó phải có sự chung sức, đồng lòng của nhiều người.

Nhưng trên hết những con người đó phải có ý chí bền vững như sắt đá, dù có khó khăn gian khổ bao nhiêu những phải luôn tin vào chính mình, tin vào những người đang cùng mình thực hiện những nhiệm vụ lớn lao. Và cái ý chí sắt đá đó sẽ giúp chúng ta giành được thắng lợi.

Tóm lại bài thơ rất giản dị, dễ hiểu, nêu lên bài học cho thanh niên (và cho mọi người) là đừng nên nản lòng, thiếu bền gan, bền chí, thiếu tinh thần kiên nhẫn, mà phải có quyết chí, quyết tâm có niềm tin sắt đá khi đứng trước mọi công việc to lớn, mọi thử thách khó khăn. Đó là bài học làm người – con người chân chính, bài học sản xuất và chiến đấu, trong học hành, làm ăn,…

Xem thêm: Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao

Thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân và dân ta chưa có nhiều vũ khí hiện đại, công cụ hiện đại. Các đoàn thanh niên xung phong chỉ có cuốc, thuổng, xẻng,… thô sơ, chủ yếu là dùng sức người và lòng dũng cảm, “Xẻng tay mà viết nên trang sử hồng”, làm nên những con đường ra trận, “Đường lên Tây Bắc, đường lên Điện Biên — Đường cách mạng dài theo kháng chiến”, và để “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, làm nên con đường chiến lược Hồ Chí Minh thần kì.

Hiện thực kháng chiến của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh đã khẳng định một cách hùng hồn bài học sản xuất và chiến đấu: “Đào núi và lấp hiển – Quyết chí ắt làm nên”.

Tại sao ”Chỉ sợ lòng không bền?” – Lòng không bền vì thiếu kiên nhẫn, vì sợ khó, sợ khổ. Vì mang tâm lí thất bại chủ nghĩa, cổ nhân có nhắc nhở: “Gặp khó khăn mà thoái chí nản lòng. Gặp nguy nan mà sợ chết, sợ khổ. Lo buồn vì nợ áo cơm, vì sự nghèo đói. Con người ấy đang sống nhưng đã chết

Trường đời có muôn nghìn gian khổ, có biết bao thử thách khó khăn, “núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Thiên tai, địch họa, hoạn nạn, ốm đau bệnh tật… diễn ra thường xuyên. Công việc hằng ngày chồng chất khó khăn.

Mười lăm năm học phổ thông, 5 năm học đại học, học nghề, đó là một chặng đường dài với muôn ngàn gian khổ. Phải đổ mồ hôi, phải trả giá cho bát cơm ăn, bộ quần áo mặc, quyển sách đọc. Làm người khó, do vậy “chỉ sợ lòng không bền”.

Trái ngọt hạnh phúc không bao giờ đến tay những con người thiếu bản lĩnh, thiếu bền lòng, bền chí. Sống là phải dũng cảm chấp nhận. Chấp nhận mọi thử thách khó khăn. Chấp nhận để vươn lên trong hi vọng.

Xem thêm: Phân tích và nghị luận bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu

Vì sao có quyết tâm, quyết chí “ắt làm nên” dù phải đào núi và lấp biển? Đào núi, lấp biển tượng trưng cho những công việc cực kì to lớn, khó khăn. Phải có nghị lực phi thường, có quyết tâm, có quyết chí sắt đá mới có thể làm nên, làm được; mới có thể khắc phục, chiến thắng mọi trở ngại khó khăn, mọi gian nan, nguy hiểm.

Các chiến sĩ Điện Biên đã ncu cao khí phách “Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/ Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù” để làm nên chiến công chấn động địa cầu.

Một người có lòng quyết tâm, và có bản lĩnh liệu đó có phải là điều kiện đủ để làm nên chiến thắng hay không? Nó chỉ là một phần thôi, cái quan trọng nữa phải có đó là phải có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan. Tất cả những yếu tố đó sẽ đem đến sức mạnh để chúng ta giành được chiến thắng.

Ví như kẻ thi sĩ ngày xưa quyết chí cho việc học hành thi cử,

“Đi thi há nhẽ trở về không!
Cái nợ cầm thi phải trả xong!”

hay niềm tin của những người nông dân dãi nắng dầm mưa,

“Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng”

hay niềm tin của quân và dân ta trong thời kỳ chiến tranh bom đạn,

“Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi!”

Xem thêm: So sánh nhân vật Mị và Chí Phèo để thấy rõ được sự hồi sinh thức tỉnh

Tất cả đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải có lòng quyết tâm, tự tin vào bản thân, rèn luyện ý chí sắt đá, không ngại khó, không kêu khổ. Cuộc sống vốn là những chông gai thử thách tôi luyện mỗi con người, giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Bài thơ “Khuyên thanh niên” của chủ tịch Hồ Chí Minh thực sự là một bài thơ đem lại những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Bài thơ chính là những lời khuyên, lời khích lệ tinh thần của tuổi trẻ Việt Nam ta không chỉ thời chiến tranh bom đạn, mà còn cả trong thời bình. Bài thơ giúp cho giới trẻ ngày nay nâng cao ý thức, tôi luyện ý chí, khát vọng chinh phục đỉnh cao, đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Tải về máy

Download “Nghị luận về bài thơ "Khuyên thanh niên" của Hồ Chí Minh”

YmZ5r – Downloaded 489 times –

Xem thêm:
– Nghị luận về vấn đề “sống ảo” của giới trẻ trên mạng xã hội hiện nay
– So sánh nhân vật Huấn Cao và Người lái đò Sông Đà
– Phân tích nhân vật Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình