Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Đề bài: Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

Bài làm:

Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ có năng lực sáng tạo dồi dào vứi một sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú, mãnh liệt. Trong đó, bài thơ “Tiếng hát con tàu” là một bài thơ đánh dấu bước trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên con đường thơ ca cách mạng và là một trong những thành tựu xuất sắc của nền thơ Việt Nam từ sau năm 1945.

“Tiếng hát con tàu” được lấy cảm hứng từ một sự kiện kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước. Đó là cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên tham gia xây dựng tây Bắc những năm 1956 – 1960. Hưởng ứng cuộc vận động đó đã có rất nhiều nhà văn,nghệ sĩ vác ba lô lên đường. Riêng Chế lan Viên vì lí do sức khỏe nên ông không thể tham gia được. Và bài thơ được ra đời như một chứng tích tâm hồn của nhà thơ với những tình cảm khát vọng vừa sôi nổi, vừa lắng đọng những suy ngẫm và cảm nhận về đời sống kết tinh sự trải nghiệm của Chế lan Viên qua nhiều năm tháng. Tiếng thơ cũng chính là tiếng lòng tâm sự của Chế Lan Viên khi không lên được Tây Bắc của nhà thơ.

Ở hai khổ thơ đầu, nhà thơ thể hiện khát khao lên đường. “Con tàu này lên Tây Bắc anh đi chăng”. Sử dụn đại từ “Anh” chính là sự phân thân của chủ thể trữ tình. Chế Lan Viên hiện lên từ chủ thể trở thành khách thể tạo ra cuộc đối thoại giữa hai con người trong một nhà thơ. Tạo ra cuộc trò chuyện phân thân cũng là cách nhà thơ tự thuyết phục mình dưới hình thức thuyết phục người khác. “Bạn bè đi xa anh giữ trời Hà Nội” câu thơ cho thấy nỗi trăn trở của nhà thơ khi không được lên tây bắc. Tiếp theo, nhà thư sử dụng các hình ảnh biểu tượng như là “gió ngàn, vành trăng” biểu tượng cho hiện thực sôi động ở Tây Bắc. Hình ảnh “tàu đói” chính là tâm hồn anh đang đói sự sống, đang khô cằn, héo rụi. Khổ thơ đầu vừa là sự trăn trở mời gọi vừa là lời giục giã lên đường. Đến với tây bắc lúc này không chcir là khát vọng còn là nhu cầu tự thân, không chỉ là trách nhiệm mà còn là việc làm thiết yếu ở tư cách cong dân và cái tôi nghệ sĩ.

Ở khổ thơ thứ hai, nhà thơ tiếp tục nhấn mạnh những ý thơ hướng tới trách nhiệm, vai trò của cá nhân phải biết cống hiến, hi sinh để tạo nên dáng hình cho đất nước. Nhà thơ sử dụng hệ thống câu hỏi tu từ với mật độ khá cao trong hai khổ thơ đầu cùng sự biện luận sắc sảo, thông minh cho thấy mối quan hệ giữa cá nhân với cuộc đời, giữa nhà văn với hiện thực, giữa nghệ thuật với cuộc sống. Trong cuộc biện luận ấy việc đến với Tây Bắc đến với mảnh đất xa xôi là việc làm cần thiết xuất phát từ trách nhiệm của một công dân và trách nhiệm của một người nghệ sĩ .

Chín khổ thơ giữa tiếp tục là những tình cảm thành kính của nhà thơ đối với kháng chiến. Trong đó, ông sử dụng rất nhiều hình ảnh biểu tượng, nghệ thuật so snahs để bộc lộ lòng yêu nước. Lời thơ ấm áp, tin yêu và đầy chân thành diễn tả rất đúng những cảm xúc của Chế lan Viên. Và với ông, hạnh phúc viên mãn nhất đó chính là trở về với nhân dân, trở về vói những gì gần gũi, thiêng liêng nhất của cuộc đời mình, tìm được sự sống của tâm hồn, niềm vui và giá trị của đời mình. Hình ảnh nhân dân trong tình cảm của Chế Lan Viên đó là “anh du kích” với chiếc áo nâu là hình ảnh rất thật tái hiện lại cuộc sống khó khăn gian khổ của dân tộc trong những năm tháng kháng chiến. Nhưng người anh đó vẫn nắm giữ tay súng, vẫn oai hùng làm nhiệm vụ chiến tranh cách mạng. Hành động trao áo còn lớn hơn cả giá trị vật chất lớn hơn cả tinh thần đồng cam cộng khổ.

Hai câu thơ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” là câu thơ cô đọng như một châm ngôn chứa đựng phát hiện sâu sắc về quy luật tình cảm của con người. Khi ta ở, có thể đất chỉ là khái niệm địa lý nhưng khi ta đi đất bỗng trở thành máu thịt, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người. Câu thơ triết lí nhưng lại không khô khan và cứng nhắc. Tất cả đều được nhà thơ kết đọng lại từ chính tiếng lòng của mình.  Bên cạnh đó, nhà thơ còn thể hiện tình quân dân trong mạch cảm xúc hướng tới tình yue và sự màu nhiệm của nó. Đặc biệt nhà thơ nhấn vào tình cảm cách mạng thiêng liêng. Bỏ lại quê hương để đi theo tiếng gọi của đất nước.

Bốn khổ thơ cuối của bài thơ đó chính là tiếng lòng hân hoan, náo nức, sôi nổi của Chế Lan Viên. Nhà thơ dường như có một cuộc lột xác từ một cái tôi còn chần chừ, do dự trở thành cái tôi tự nguyện, 1 cái tôi ná nức, say mê muốn tìm đến Tây Bắc.

Bài thơ là sự thể hiện tiếng lòng sôi nổi, say mê, hân hoan của nhà thơ cùng khát vọng lên Tây Bắc, về với mọi miền Tổ Quốc, trở về với nhân dân. Bài thơ cũng cho thấy mối quan hệ độc đáo giữa cá nhân với cuộc đời, giữ nhà văn với hiện thực, giữa nhà thơ với khát vọng lên đường cháy bỏng.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên”

OiSym – Downloaded 717 times –