Phân tích bức tranh mùa hè trong bài thơ “Cảnh ngày hè”

Đề bài: Phân tích bức tranh mùa hè từ đó diễn tả nỗi lòng của nhà thơ Nguyễn Trãi trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của ông.

Phân tích bức tranh mùa hè trong bài thơ cảnh ngày hè
Phân tích bức tranh mùa hè trong bài thơ cảnh ngày hè

Nguyễn Trãi không chỉ là một anh hùng dân tộc mà còn là một nhà thơ, một nhà văn kiệt xuất. Thơ của ông chan chứa tình yêu thiên nhiên, tình yêu giữa con người với con người. Và hơn cả, thơ của ông thấm nhuần lý tưởng yêu nước thương dân.

Xem thêm>>> Nghị luận “Bình Ngô Đại Cáo” một tác phẩm của Nguyễn Trãi

Những ngày tháng ông cáo quan về ở ẩn, ông đã sáng tác được rất nhiều bài thơ. Và mỗi bài thơ lại mang những tâm trạng, nỗi niềm sâu thẳm khác nhau của ông. Bài thơ “Cảnh ngày hè” là một bức tranh mùa hè nơi niềm quê, đồng thời là nỗi lòng của ông được giãi bày.

Cuộc sống của vị quan ở ẩn thật thanh bình, yên ả, không hề có sự xô bồ mà rất nhẹ nhõm. Ông đã mở đầu một cách ung dung, thong thả:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Câu thơ có nhịp chậm rãi, diễn tả bước chân ung dung, thong thả của ông khi dạo mát trước hiên nhà. Đồng thời câu thơ cũng gợi lên phong thái và cuộc sống bình dị của Nguyễn Trãi nơi vùng quê thanh bình. Rời xa chốn quan trường với nhiều lo âu, bất công, ông lựa chọn cho mình con đường riêng để gần gũi và chan hòa với thiên nhiên.

Tuy câu thơ không vướng bận lo âu nhưng chắc hẳn người đọc vẫn thấy được tâm sự của tác giả. Không bận việc nước, việc quân nhưng vẫn còn nhiều những tâm sự cần được giãi bày. Thân nhàn nhưng tâm không nhàn.

Ba câu thơ tiếp theo gợi đến cho ta thấy một bức tranh mùa hè đầy màu sắc:

“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Cảnh vật thiên nhiên như đan cài vào nhau tạo nên đường nét và sức sống của mùa hè. Màu xanh um của những tán lá hè, màu đỏ rực của hoa lựu và màu hồng của hoa sen đều là những gam màu nóng hình thành một bức họa đồng quê rực rỡ. Nguyễn Trãi đã cho người đọc nhận ra một khu vườn tràn trề sức sống. Chắc hẳn ai cũng thích một cuộc sống thanh thản, trầm tĩnh như thế này.

Xem thêm>>> Làm sáng tỏ nhận định Nguyễn Du là “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”

Đằng sau bức tranh mùa hè ngập tràn màu sắc đó, người đọc có thể thấy được một tâm hồn rất đỗi thi nhân của Nguyễn Trãi:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Với biện pháp đảo ngữ, Nguyễn Trãi đã đảo từ láy “lao xao” lên đầu câu thơ. Cách sử dụng biện pháp đó đã khiến ta cảm nhận được rõ sự ồn ào, đông đúc của chợ cá, làng chài – nơi khung cảnh chợ làng quê ông đang sống, khác hẳn với phiên chợ chiều của Huy Cận. Nếu âm thanh của chợ cá là đến từ cuộc sống đời thường bình dị thì tiếng ve là thanh âm của thiên nhiên, đặc trưng cho mùa hè.

Từ “cầm ve” ẩn dụ gợi âm thanh “lao xao chợ cá”, “dắng dỏi cầm ve” làm nổi bật không khí sôi động, nhộn nhịp của chiều hàng nơi làng quê. Tất cả những âm thanh đầy bình dị ấy được nhà thơ lắng nghe với tấm lòng trìu mến. Ông đã cảm nhận bức tranh ngày hè với nhiều giác quan, đó là: khứu giác, xúc giác, thính giác và cả vị giác bằng sự liên tưởng, tâm hồn tinh tế của mình.

Hai câu cuối của bài thơ chính là nguyện vọng, là ý tưởng mà Nguyễn Trãi ấp ủ và mong ngóng:

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Nhà thơ đã sử dụng điển cố “Ngu cầm” – cây đàn của vua Ngu Thuấn – vị vua minh quân thời cổ Trung Quốc. Từ “Dẽ có” nghĩa là lẽ ra nên có thể hiện ước nguyện của nhà thơ. “Dân giàu đủ khắp đòi phương” – câu lục ngôn ngắn gọn dồn nén cảm xúc của cả bài. Tác giả không những mong cho dân giàu đủ, ấm no, hạnh phúc mà còn phải là ở khắp mọi nơi.

Mong muốn đó được thể hiện rất rõ qua cụm từ “khắp đòi phương”. Hai câu thơ đã phần nào giúp tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi – một con người yêu nước thương dân.

Có thể thấy Nguyễn Trãi đã vượt lên chính mình tìm thấy ở thiên nhiên một nguồn thi hứng, nguồn động viên, khích lệ để quên đi những ngày trường đằng đẵng. Song, dẫu hòa hợp với thiên nhiên nhưng ông vẫn không nguôi nỗi niềm thương dân.

Vẫn đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng chẳng thế mà vua Lê Thánh Tông từng ca ngợi “Ức trai tâm thương, quang khuê Tảo” – nghĩa là: Tấm lòng ức trai sáng như sao khuê trên trời.

Như vậy, bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước. Đồng thời bài thơ cũng để lại cho người đọc những ấn tượng sâu lắng về cuộc sống, tâm tư đáng trân trọng của ông.

Xem thêm>>> Phân tích tác phẩm “Nhàn” của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm