Đề văn 12: Đọc hiểu khái niệm FA và Phân tích cảm hứng lãng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Đề văn 12: Đọc hiểu khái niệm FA và Phân tích cảm hứng lãng trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

1. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

             “Chúng ta đang sống trong một thế giới số, nơi mọi hoạt động từ những sinh hoạt thường ngày đến những sự kiện đặc biệt, từ công việc đến vui chơi giải trí, chúng ta đều tự gắn chặt với thế giới số.

  1. FA (Forever Alone) là một khái niệm ám chỉ những người hướng nội, ít hoặc không có bạn bè, thích tận hưởng cảm giác cô đơn một mình.

Bởi vì rất dễ hiểu, tự thoả hiệp với bản thân bao giờ cũng dễ hơn thoả hiệp với những người khác. Biểu hiện của những người F. A là luôn kêu ca về tình trạng độc thân của mình, nhưng lại luôn gắn chặt cuộc sống với môi trường “ảo” internet, bất kể ngày hay đêm, bất kể ngày thường hay lễ tết.

Cuộc sống của chúng ta đang diễn ra trên Facebook, Twitter, Youtube… chúng ta đang tự cô lập mình với thế giới thực, chúng ta đang tự biến mình thành F. A.

Trung bình, hằng ngày mỗi người Việt Nam tiêu tốn hai giờ đồng hồ vào mạng xã hội, nhưng có lẽ phải nhiều hơn như vậy. Tôi đã từng tự thách thức mình không sử dụng điện thoại, máy tính và internet trong một tuần, và tôi thất bại ở ngày thứ năm.

Dường như tôi đã bị phụ thuộc quá nhiều vào những tin nhắn, vào những cuộc gọi, vào những cập nhật về bạn bè, xã hội xung quanh tôi. Tôi “phát điên” khi không biết mọi việc đang diễn ra xung quanh mình như thế nào, ai đang cần liên lạc với mình và hơn hết, tôi có cảm giác mình đang bị “lãng quên” khi tôi tách mình khỏi thế giới số. Còn bạn thì sao?

Một người bạn Nhật Bản nói với tôi: “Ở Nhật Bản, hầu hết mọi người giao tiếp qua smartphone, từ văn phòng, xuống tàu điện ngầm, và thậm chí là ở trong nhà”. Việc này có vẻ như không chỉ xảy ra riêng tại Nhật Bản.

Ở Việt Nam hiện nay, vợ gọi chồng xuống ăn cơm qua Facebook, hai người hẹn nhau đi ăn tối, mỗi người dán mắt vào một cái smartphone, bạn bè hội họp, lại mỗi người ôm khư khư một cái smartphone.

Chúng ta mất dần nhu cầu giao tiếp thực tế. Nếu trẻ con lớn lên trong một môi trường mà nơi đó người ta không có nhu cầu giao tiếp thực tế, chúng sẽ trở thành những người lớn không còn khả năng giao tiếp thực tế.

Điều này đang xảy ra. Càng ngày chúng ta càng giấu mình đằng sau bàn phím và tự đánh mất khả năng giao tiếp của mình. Hàng ngày, thiên hạ kết bạn, tám chuyện với nhau qua các trang mạng xã hội, nhưng lại không thể nói chuyện khi gặp mặt nhau.

Không những vậy, giờ đây mọi người không cần tìm hiểu, tán tỉnh trực tiếp nhau nữa, tất cả đã có Facebook hay các trang mạng xã hội khác. Và khi cần tỏ tình, hãy để Facebook giúp bạn!

Một chuyện thật tưởng như đùa, một anh chàng người Séc-bi tỏ tình với 5.000 người trên Facebook và anh thất bại thảm hại, tất cả những người anh chàng nhắn tin tỏ tình đều từ chối anh ta. 

Khái niệm F. A đã dịch chuyển từ những người cô đơn, sang những cả những người có đôi, có cặp. Với tình trạng hai người hẹn hò nhau mà mỗi người tự nói chuyện với cái smartphone của mình, thì thực ra cũng chả khác gì F. A.

Nguy hiểm hơn nữa là khi chính người lớn làm lây lan tình trạng này sang cho trẻ em. Khi các bậc phụ huynh còn đang mải mê với thế giới riêng của mình và bỏ mặc con cái với những chiếc máy tính bảng, thì hoàn toàn dễ hiểu khi con trẻ cũng tự thu mình vào thế giới riêng của chúng. Và điều sau đây hoàn toàn có thể xảy ra: một thế hệ F. A mới sẽ ra đời thừa kế lại chính hội chứng F. A của cha mẹ chúng.

Vì vậy, các thanh niên hãy thôi phàn nàn hay đề cập đến tình trạng F. A của mình. Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại. Các bạn sẽ hết F. A!” (Theo ICTnews/ Techinasia)

Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì trong xã hội hiện đại? Đặt tên cho văn bản.

Câu 3. Trong văn bản trên, F.A là khái niệm dùng để chỉ những người nào? Người lớn có thể làm lây lan tình trạng F.A sang cho trẻ em khi nào?

Câu 4. Anh (chị) sẽ nói hoặc làm gì với một người bạn quả thực không phải là F.A nhưng lại để trạng thái này trên Facebook của mình để gây sự chú ý của người khác?

2. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)    

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Gập máy tính lại, tắt điện thoại đi. Hãy giao tiếp nhiều hơn với xã hội và tận hưởng cuộc sống thực tại”.

Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ “Tây Tiến của Quang Dũng.

HƯỚNG DẪN CHẤM CHẤM BÀI

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [59.50 KB]

 

Theo Mimosa