Đề bài: Phân tích tác phẩm truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của An Đéc Xen
An Đéc Xen một nhà văn có lẽ không còn lạ lẫm gì đối với nhiều người. Đây là một nhà văn của Đan Mạch với những tác phẩm truyện ngắn, truyện thiếu nhi gắn liền với tuổi thơ cắp sách tới trường của mỗi người. An Đéc Xen sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Chính từ sự nghèo khó với những nỗ lực vươn lên. Cùng với năng khiếu viết văn ông đã cho ra đời những tác phẩm truyện vô cùng đặc sắc.
Trong đó truyện ngắn “Cô bé bán diêm” có thể nói là một tác phẩm để đời của ông. Đây là một tác phẩm nói về số phận bất hạnh của một cô bé nghèo khổ trong xã hội tư bản đương thời. Tác phẩm cũng toát lên những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc.
Hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích tác phẩm truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của An Đéc Xen.
Một tác phẩm với bố cục rõ ràng gồm ba phần chính. Phần thứ nhất nói về hoàn cảnh khó khăn, cơ cực của cô bé bán diêm. Phần thứ hai kể về những lần quẹt diêm với những hình ảnh hiện lên trong trí tưởng tượng của cô bé. Phần thứ ba nói về cái chết đầy thương cảm của cô bé bán diêm trong đêm đông lẹnh giá.
Trong cái đêm giao thừa, đáng lý ra những đứa trẻ phải được sum họp cùng gia đình. Cùng cha mẹ để đón chào một cái năm mới với bao lời chúc tốt đẹp, với những giây phút ngập tràn hạnh phúc. Nhưng không trong cái tiết trời lạnh lẽo đó một mình em “cô bé bán diêm” không cha, không mẹ, không người thân vẫn chân trần, trong chiếc váy mỏng rách bung, bụng đói cồn cào vẫn lững thững lần mò trong bóng tối.
Trong cái đêm giao thừa này, đâu có còn ai để ý tới em, huống chi là mua cho em một bao diêm. Cứ như thế, trong đêm em đi mãi, đi mãi cũng chẳng bán được bao diêm nào.
Xung quanh là không khí tràn đầy ấm áp của sổ mọi nhà đều sáng rực đèn và mùi ngỗng quay thơm phức. Những hình ảnh gợi nhớ lại những ngày tháng năm xưa khi được đón giao thừa bên bà nội trong căn nhà xinh xắn có cây thường xuân bao quanh. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập tương phản để làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé.
Xem thêm>>> Phân tích tác phẩm truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen Ri
Em đang rét và có lẽ càng rét hơn khi thấy mọi nhà sáng rự đèn. Chẳng có điều gì tốt đẹp đang chờ cô bé ngoài cái xó xỉnh tối tăm, rét mướt. Những lời mắng chửi của người cha thô lỗ cộc cằn. Những lần đón giao thừa năm xưa vui vẻ cùng bà và mẹ đã đi vào di vẵng. Tai họa đã làm cho gia đình cô tan nát.
Giờ đây, cô bé ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà để ngăn gió cho đỡ lạnh. Không bán được diêm, sợ bị cha đánh đòn nên cô chẳng dám về nhà và cho dù có ở nhà cũng lạnh chẳng kém ở đây.
Giữa đêm giao thừa rét buốt cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm. Lúc em ngồi nép vào chiếc bờ tường kia cũng là lúc những khao khát cháy bỏng bùng lên trong trái tim nhỏ bé ấy. Đôi bàn tay em cứng đơ vì lạnh em ao ước được sưởi ấm bằng một que diêm và cuối cùng em cũng đánh liều và quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy ngọn lửa lúc đầu xanh, dần dần biến mất đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Thật là dễ chịu đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa, bên tay cầm diêm ngón cái nóng bỏng lên.
Em ao ước lúc này mà được ngồi gần một cái lò sưởi thì sung sướng biết bao.
Em vừa duỗi chân ra thì lửa vụt tắt,lò sưởi biến mất.em ngồi đó nhìn que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và nghĩ rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm đêm nay về nhà thế nào cũng bị ăn mắng. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên, bức tường như biến thành một bức tường vải màu.
Xem thêm>>> Phân tích và cảm nhận về bài thơ Ngắm Trăng của Hồ Chí Minh
Em nhìn thấu vào tận trong nhà bàn ăn đã dọn,khăn trải bàn trắng tinh. Trên bàn toàn đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay nhưng điều kì lạ là con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, tiến về phía em. Đáng buồn thay những hình ảnh đó chỉ hiện lên trong chốc lát khi lửa tắt xung quanh em là một màu đen tối mịt. Chỉ còn lại những màn sương đêm lạnh buốt, cái đói rã rời và đáng sợ hơn cả nỗi cô đơn không ai chia sẻ.
Không có bàn ăn thịnh soạn nào cả, cũng chẳng có ngỗng quay. Mà chỉ toàn một màu đen với cánh lạnh giá của đêm đông bao trùm lấy cô bé.
Không bán được bao diêm nào, trời vẫn lạnh lẽo. Nhưng sự lạc quan vẫn trong em, và những tưởng tượng phong phú trong tâm trí của một đứa trẻ thơ trong em đã trỗi dậy. Em ước ao có một cây thông Noen. Và em đã quẹt que diêm thứ ba và một cây thông Noen trang hoàng lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực đã hiện ra trong trí óc em.
Và em quẹt thêm một que diêm nữa và thấy được một ánh sáng xanh ấm áp tỏa ra xung quanh, bà của em đã hiện ra mỉm cười với em và em reo lên “cho cháu đi với”. Đến khi que diêm tắt mọi thứ lại tối tăm lạnh lẽo trở lại.
Em quyết tâm níu kéo bà trở lại, để được bà kéo đến một thế giới khác không còn đói rét đau khổ bằng hành động quẹt hết tất cả những que diêm còn lại. Và rồi em cũng ra đi trong cái đêm lạnh lẽo đó. Chắc hẳn bà đã dắt tay em đi đến một chốn thiên đường em mong muốn.
Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của cô bé bán diêm. Sáng hôm sau tuyết đã phủ kín mặt đất. Nhưng mặt trời lên,trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh hợt mọi người vẫn vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy ở một xó tường người ta thấy một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
Trong cái xã hội tư bản nghiệt ngã đó, đâu có chỗ cho tình thương giữa những con người lạ lẫm nhau. Xã hội dường như là một sự thờ ơ với những số phận bi thương. Cô bé bán diêm là một trong những con người khốn cùng của xã hội đó.
Một con người không có hoàn cảnh may mắn nhưng lại không được chút thương xót của con người.
Chỉ khi cái chết của em xảy ra, người ta mới để ý tới một cô bé chân trần bán diêm trong đêm đã ra đi trong cái đêm tối lạnh lẽo với bao niềm chua xót. Và người đọc cũng không thể nào cầm được nước mắt.
Xem thêm:
– Phân tích hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
– Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên
– Cảm nhận của anh chị về đoạn trích trong bài thơ “Việt Bắc” Tố Hữu