Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên

Đề bài: Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên

Cứ mỗi năm, khi mùa xuân tới trong cái tiết trời se lạnh người người lại náo nức chuẩn bị đón chào một năm mới. Sự bộn bề của cuộc sống, sự giục giã của thời gian hối thúc mỗi con người. Cái cảm giác về không khí những ngày tết sắp đến với hoa đào nở rộ trên những con đường phố rực rỡ.

Hình ảnh của những gia đình làng quê đang nổi lửa gói bánh chưng. Hay hình ảnh của những ông cụ đồ viết chữ đầu xuân ngồi bên những vỉa hè bên đường dường như đã làm cho tôi nhớ lại những ký ức về bài thơ “Ông Đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên. Một hình ảnh dường như đã đi sâu vào truyền thống của dân tộc Việt Nam ta vào những ngày tết.

Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ "Ông Đồ"
Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ “Ông Đồ”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh gọi nhớ đến mùa xuân và những ông đồ già xuất hiện

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua”

Cứ như một vòng tuần hoàn của cuộc sống lặp đi lặp lại. Mùa xuân nào hoa đào chẳng nở, mùa xuân nào chẳng thấy ông đồ bên những con phố đông người qua. Cứ nhắc đến thời gian hoa đào nở là chắc chắn sẽ có ông đồ già đang ngồi cặm cụi viết chữ. Đó là hai hình ảnh không thể thiếu trong mùa xuân.

Xem thêm: Ấn tượng của anh chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Hình ảnh hoa đào chắc hẳn ai cũng biết nó có màu đỏ, giấy viết của ông đồ cũng màu đỏ. Trong cái tiết trời xuân trong xanh, rực rỡ lên là màu sắc đỏ nổi bật lên trên cả một con phố đông người qua. Ông đồ với những khay “mực tàu giấy đỏ” đang thu hút mọi cái nhìn. Và rồi người ta tiến đến nhờ ông viết chữ

“Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Hết người này lại hết người nọ, và cứ mỗi ngày xuân như thế rất đông người thuê ông đồ viết chữ. Những nét bút tài hoa, như rồng bay phượng múa, khiến cho bao người phải trầm trồ thán phục tài năng của những ông đồ. Những nét bút, nét chữ được thảo bằng những hoa tay tài ba và khéo léo trong cái ngày xuân rộn ràng. Đã tạo sự chú ý cho bao người và bao người mong muốn được bàn tay tài hoa đó phác thảo cho những câu đối, dòng chữ để mang về.

Xem thêm: Cảm nhận về bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Nét thơ của nhà thơ Đình Vũ ở đây cũng thực sự tài hoa và khéo léo, khiến cho nét vẽ nét bút của những ông đồ cũng được nâng lên tầm cao nhất của thư họa “phượng múa rồng bay”.

Rồi bỗng chợt, người ta đã nhận ra trong cái xã hội hiện đại như ngày nay. Hình ảnh của những ông đồ già dường như đã thiếu vắng trong cái mùa xuân này, trong cái tết này. Một cái cảm giác nhung nhớ, và có chút gì đó hơi thê lương. Không còn thấy người người quây quanh những ông đồ, tấm tắc khen ngợi những nét bút tài hoa nữa. Một cảm giác hiu quạnh và vắng vẻ

“Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu”

Nếu như khổ thơ trên là sự tuần hoàn của một mùa xuân đến lại thấy hình ảnh ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ”. Thì khổ thơ sau lại là một sự tuần hoàn của một sự thiếu vắng hình ảnh ông đồ được thuê viết chữ năm xưa. Phải chăng là cuộc sống mưu sinh vất vả, bận rộn khiến người ta không còn để ý đến những ông đồ nữa.

“Giấy đỏ buồn không thắm” trong cái khung cảnh buồn nhớ, thê lương đó nhà thơ cũng như người đọc cảm thấy một cái gì đó u buồn, tàn phai theo năm tháng. Mực viết cũng không còn được đong đầy mà chỉ còn “đọng” lại chút trong “nghiên” tạo cái cảm giác sầu cảm thương nhớ.

“Ông đồ vẫn ngồi đó

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay”

Ông đồ năm xưa vẫn ngồi đó, người người vẫn đông đúc họ vẫn rảo bước. Nhưng người ta cũng chẳng ai cũng chẳng còn hay, chẳng còn để tâm đến ông đồ nữa. Nhà thơ dường như đang quở trách cái xã hội này dường như đang ngày càng trở nên vô tâm. Đang ngày càng hờ hững với những giá trị truyền thống trong những ngày tết mùa xuân.

Xem thêm: Phân tích hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ “Bánh Trôi Nước” của Hồ Xuân Hương

Người ta đã không còn trân trọng với những giá trị từ nét bút của nét chữ ông đồ ngày xưa. Một thời huy hoàng đã qua đi, giờ chỉ còn ông đồ ngồi đó trong tiết trời mưa bụi bay, những chiếc lá vàng còn sót lại rơi trên giấy. Những chiếc lá vàng dường như cũng như cuộc đời của ông đồ, cuối cùng rồi cũng úa tàn.

“Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ”

Vẫn thế mùa xuân hoa đào lại nở, nhưng cái vòng tuần hoàn của một con người trong tiết trời xuân đó không còn nữa. “ông đồ xưa” không còn ngồi đó, phải chăng ông đã đi nơi khác, hay ông đã từ giã cõi trần vì tuổi già.

Tác giả Vũ Đình Liên đã làm sống dậy trong tâm hồn người đọc những nỗi niềm luyến tiếc khôn nguôi. Những người vẫn còn nhớ tới ông đồ năm xưa . Và giờ đây mới thực sự nhận ra một sự thiếu vắng điều gì đó trong những ngày xuân tết đến. Nhưng mà mọi thứ thực sự đã quá muộn họ cũng không thể gặp lại ông nữa bởi “hồn” của ông đồ giờ đây đã ở nơi khác.

Tải về máy>>>

Download “Phân tích hình ảnh ông đồ trong bài thơ "Ông Đồ" của Vũ Đình Liên”

5X16x – Downloaded 535 times –

Xem thêm:
– Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng P2.
– Lòng nhân ái trong giới trẻ hiện nay thể hiện như thế nào?
– Phân tích tinh thần dân tộc Việt Nam qua những chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam.